Trong các tổ chức truyền thống, các nhà quản lý thường cho rằng mình có nghĩa vụ phải đi “điều chỉnh” hành vi của nhân viên. Trên thực tế, một tổ chức tốt đẹp là một tổ chức mà ở đó mọi người đều coi mình là một phần của tổ chức và tất cả chúng ta đều có trách nhiệm điều chỉnh hành vi của chính mình và giúp nhau trở nên tốt hơn.
Chúng ta càng cảm thấy mình là một phần của một tổ chức, tất cả chúng ta càng giúp nhau điều
chỉnh hành vi.
Nếu hành vi tiêu cực tại nơi làm việc cần được “sửa chữa” bởi một người quản lý, thì văn hóa đó sẽ bị phá vỡ. Chỉ khi cả nhóm tập hợp lại để giải quyết mới có thể làm cho văn hoá mới mạnh mẽ. Chúng ta là một bộ lạc.
Đây là cách tôi thường hướng dẫn các team cải thiện hành vi của bản thân và giúp những khác làm điều này. Mỗi người trong nhóm đưa ra 2 câu hỏi cho những thành viên khác:
– Hãy cho tôi biết 3 điều bạn thích tôi làm nhiều hơn? (những điều tích cực, ảnh hưởng tốt tới họ, giúp công việc được làm tốt hơn).
– Hãy cho tôi biết 3 điều bạn thích tôi làm ít hơn? (những điều tiêu cực, ảnh hường không tốt đến công việc và mối quan hệ).
Tuỳ theo văn hoá hiện tại của tổ chức, nếu các bạn đủ cởi mở và cảm thấy an toàn khi góp ý cho nhau có thể thực hiện một workshop “Giúp nhau cùng tiến bộ” để nói trực tiếp hoặc viết ra giấy. Nếu mọi người chưa có thói quen góp ý thẳng thắn có thể dùng sli.do để nhận được phản hồi ẩn danh.
Như vậy mỗi người sẽ nhận được một danh sách những điều mình cần điều chỉnh và những điều mình cần phát huy. Khi nhận được góp ý, mỗi người cần thực sự chú tâm điều chỉnh và không coi đó là vấn đề cá nhân (nếu nhận được nhiều góp ý làm bạn không vui.)
Điều này cũng có thể áp dụng trong gia đình và trong mối quan hệ vợ chồng, con cái. Ở Teal Unicorn chúng tôi thường xuyên làm điều này, nên trong công việc và trong cuộc sống mọi mâu thuẫn luôn được giải quyết ngay.