Vì sao chúng tôi đặt trọng tâm vào quản lý linh hoạt?

Sự phục hưng của quản lý

Sự chuyển biến lớn này thường được nói đến như một “cuộc cách mạng của Copernican”, nghĩa là nó cũng quan trọng như khi khoa học chuyển từ lấy mô hình Trái đất làm trung tâm của vũ trụ sang mô hình Mặt trời làm trung tâm của Hệ mặt trời. Điều quan trọng là nhà quản lý phải nhận ra rằng tổ chức không xoay quanh họ. Đây là một sự thay đổi sâu sắc trong cách làm việc và quản lý như thời Phục hưng đối với tư tưởng, nghệ thuật, văn hóa và khoa học.

Hãy xem xét các đặc điểm của Phục hưng:

  • • Tập trung vào chủ nghĩa nhân văn: con người kiểm soát mọi thứ, không phải các thực thể trừu tượng.
  • Làm mới việc học từ các nguồn kinh điển.
  • Một sự nở rộ của văn học, một sự chia sẻ ý tưởng lớn hơn.
  • Mô tả thực tế một cách tự nhiên hơn, tái hiện mọi thứ như bản thân nó chứ không phải cách chúng ta cách điệu hoặc có thể tưởng tượng về nó.
  • Cải cách để khuyến khích tất cả mọi người học, không chỉ giới thượng lưu.
  • Nhấn mạnh sự quan sát, dữ liệu và lý luận quy nạp.
  • Biến đổi, cải cách, phá vỡ hiện trạng.

Những phương thức quản lý mới cũng diễn ra như vậy:

  • Biến công việc một lần nữa mang tính nhân văn, đối xử với mọi người như con người chứ không phải là tài nguyên, như người lớn không phải trẻ em, như tất cả chúng ta đều ở cùng một phía.
  • Phát triển trên những gì đã có từ thế kỷ trước: Quản lý khoa học (1900s), thống kê sản xuất (những năm 1930), Training Within Industry (TWI – Đào tạo trong ngành, những năm 1940), Hệ thống sản xuất Toyota (1960), Total Quality Management (TQM– Quản lý chất lượng Tổng thể, những năm 1980), Lean (1990), Hệ thống rắc rối (2000s), Agile (2000s).
  • Những luồng tư tưởng về quản lý nở rộ trên internet, đến từ mọi hướng: Thương mại điện tử, chiến tranh, công nghệ thông tin, du hành vũ trụ, robot, y học, chính sách xã hội, chính trị…
  • Vượt qua những thành kiến trong nhận thức của chúng ta và đánh bại huyền thoại về các hệ thống đơn giản; mô hình hóa cách thế giới thực sự hoạt động, không phải cách chúng ta muốn nó thế nào.
  • Trao quyền cho nhân viên trí thức để phát minh ra các giải pháp của riêng họ thay vì áp đặt các mô hình từ các chuyên gia và các nhà tư vấn.
  • Làm cho sự quan sát và thử nghiệm trở thành trung tâm công việc của chúng ta.
  • Lật ngược thứ bậc, tránh đường, đưa công việc thực sự lên hàng đầu.

Trong cuốn sách “Nhà quản lý Linh hoạt, các phương thức quản lý mới” chúng tôi tập trung vào: Sự Phục hưng mang đến những ý tưởng mới (phần 1), văn hóa mới (phần 2), cách làm việc mới (phần 3) và khởi đầu mới (phần 4). Đó cũng là điều tương tự đang xảy ra với việc quản lý trên toàn thế giới suốt hai thập kỷ qua.

Làm ơn trích dẫn nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Thank you!

#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management #Teal_Unicorn