Để đạt được chất lượng và vận tốc cao hơn, chúng ta cần mức độ kỷ luật cao hơn. Những công việc đơn giản cần phải được chuẩn hóa và lặp lại để có thể đảm bảo tính nhất quán về chất lượng và để chúng ta có thể tự động hóa. Những công việc có sự phụ thuộc cần phải được quản lý tốt. Tất cả các công việc cần phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp để giữ được lòng tin của các bên liên quan.
Nếu bạn đối xử với mọi người như trẻ con, họ sẽ có hành vi ứng xử như trẻ con. Nếu bạn đối xử với họ như những người lớn chuyên nghiệp có trách nhiệm, bạn sẽ (hầu hết) có được kỷ luật trong công việc.
Trong tiếng Nhật có thuật ngữ shitsuke, nó có nghĩa là “duy trì” hoặc “kỷ luật bền vững”. Từ này hàm chứa rất nhiều ý nghĩa, không chỉ trong quản lý mà còn trong đời sống. Chúng ta cần có kỷ luật và giáo dục mọi người về tính kỷ luật. Ví dụ:
Nếu trẻ em được cha mẹ dạy đánh răng sau mỗi bữa ăn khi lớn lên chúng sẽ đánh răng sau mỗi bữa ăn.
Ví dụ khác: Khi các con tôi còn nhỏ (khoảng từ 2 tuồi) chúng thường đổ hết các thùng đồ chơi ra sau khi chơi chán chúng để nguyên như vậy, đồ chơi rải khắp nhà. Tôi đã đặt ra quy định: Con có thể chơi bất kỳ thứ gì con muốn nhưng sau khi chơi xong con phải dọn vào nơi cất đồ chơi. Nếu không mẹ sẽ coi như con không cần chúng nữa và bỏ vào thùng rác. Sau đó tôi thực hiện đúng như vậy, cứ thấy đồ chơi vương vãi là bỏ vào thùng rác. Vài lần như thế các bạn ấy thực hiện tăm tắp, dọn gọn gàng đồ chơi sau khi chơi.
Muốn quản lý linh hoạt chúng ta cần đặt ra cái quy định hợp lý và thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, kỷ luật cá nhân không phải là thứ có thể làm được ngay, cần liên tục thực hành và cải thiện.
Và đừng quên “kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu”, Jim Rohn.
Feel free to share, làm ơn ghi rõ nguồn.
#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management, #Teal_Unicorn, #Two_Hills