Quản lý theo nguyên tắc của tình yêu

Khi nói đến các nguyên tắc quản lý các nhà lãnh đạo và quản lý truyền thống thường nghĩ ngay đến các biện pháp kỷ luật, trừng phạt, các phương pháp đo lường… trong khi các nhà quản lý cấp tiến lại tập trung vào các vấn đề hoàn toàn khác.
Bill O’Brien, cựu Giám đốc điều hành của Công ty bảo hiểm Hanover ở Worcester, Mass. Dưới sự lãnh đạo của ông, công ty đã tăng từ thứ hạng thấp lên thứ hạng cao hàng đầu trong ngành thẩm định bảo hiểm tại Mỹ. Tiền đề chính của triết lý quản lý đã tạo ra sự thay đổi này là điều mà ông gọi là nguyên tắc của tình yêu: rằng bạn nên đối xử với nhân viên bằng sự chấp nhận triệt để cho phép họ tự do lựa chọn những hành động tốt. Trong cuốn sách Đặc tính nơi làm việc, ông đã viết:

Trong thế giới phương Tây của chúng ta, từ “tình yêu” có ý nghĩa sâu sắc mà chúng ta thường không liên tưởng đến hoạt động trong doanh nghiệp – ví dụ như sự lãng mạn hoặc cảm giác đặc biệt giữa các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Nhưng tôi không nói về những mối quan hệ này. Khi nói đến “tình yêu” tôi muốn hàm ý về một khuynh hướng thiên về giúp người khác trở nên hoàn thiện: phát triển hết khả năng của họ. Tình yêu không phải là thứ gì đó bất ngờ ập đến chúng ta – đó là một hành động của ý chí. Khi nói đến “một hành động của ý chí”, ý tôi là bạn không cần phải thích ai đó để yêu họ. Tình yêu là một thiên hướng nội tại dành cho người khác.

Ở những nơi làm việc điển hình, mọi người thường cảm thấy không được lắng nghe và bị đánh giá nên họ thường có hành động phòng thủ. Điều này khiến họ khó thay đổi suy nghĩ hoặc hành động, ngay cả khi họ cần. Để thay đổi điều này, để mọi người có thể nhìn lại những mình làm từ góc nhìn mới và và quyết định những gì họ có thể muốn làm khác đi tổ chức của bạn cần thực hiện những điều sau đây:
  • Tạo cơ hội kết nối cá nhân. Một số nhóm làm những công việc thường nhật có thể làm việc hiệu quả với nhau miễn là mối quan hệ của họ là chuyên nghiệp. Nhưng các đội làm việc những công việc khó, và bao gồm các thành viên có sự khác biệt lớn về quan điểm và tính cách cần phải biết đủ về cuộc sống của nhau để có thể hiểu và đồng cảm với nhau thậm chí cả khi họ không đồng ý với nhau. Tại Teal Unicorn, trong các cuộc họp trực tiếp hoặc ảo chúng tôi luôn dành thời gian để chia sẻ tin tức và cảm xúc cá nhân. Tạo điều kiện để mọi người tự nguyện chia sẻ cá nhân tự nguyện giúp các nhóm đa dạng làm việc tốt hơn thông qua sự khác biệt của họ.
  • Yêu cầu trách nhiệm. Các nhà quản lý các nhóm làm những nhiệm vụ phức tạp phải vượt lên trên việc nói cho mọi người biết phải làm gì. Thay vào đó, lãnh đạo cần để nhân viên chịu trách nhiệm về những gì họ làm và thường xuyên tự xem xét đánh giá đủ để học hỏi và cải tiến. Để nhân viên đưa ra lựa chọn và chịu trách nhiệm về hậu quả của những lựa chọn đó tạo ra giá trị rất lớn trong sự thay đổi.
  • Học, thực hành cách chấp nhận triệt để. Khi mọi người sợ đồng nghiệp, sếp hoặc khách hàng sẽ nghĩ xấu về mình nếu họ thừa nhận yếu điểm, họ khó có thể đủ cởi mở để học hỏi và đưa ra lựa chọn khôn ngoan hơn. Vì vậy, việc các nhà quản lý thể hiện và truyền đạt sự chấp nhận triệt để cực kỳ quan trọng: điều này gọi là “cái nhìn tích cực vô điều kiện” hay “tình yêu”. Tuy nhiên, đừng nói về điều này nếu bạn không thực sự có hàm ý đó. Nói cách khác, nếu bạn chưa thực hiện được, những gì bạn cố gắng truyền đạt sẽ phản tác dụng. Mọi người sẽ lập tức nhận ra nếu bạn chỉ giả vờ quan tâm đến họ.
Ở nơi làm việc và trong công việc hầu hết mọi người đều muốn có thể kết nối một cách tôn trọng với người khác, họ muốn học hỏi và đưa ra lựa chọn của riêng họ về cách đối phó với tình huống họ gặp phải. Đây là lý do tại sao những “nguyên tắc tình yêu” trong quản lý đơn giản là một phương pháp để thúc đẩy sự tiến bộ của cá nhân và toàn bộ tổ chức.
“Change the way you look at things and the things you look at change.” – Wayne W.Dyer
Làm ơn trích dẫn nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Thank you!