Tôi đã chia sẻ rất nhiều lần về việc các phương pháp quản lý nhân sự và hệ thống KPI truyền thống không còn phù hợp với thế giới của những người lao động có tri thức cao hơn, cách quản lý theo vai trò cũng không còn phù hợp. Để một tổ chức có thể phát triển cần những con người làm việc trong đó phát triển kỹ năng và năng lực hàng ngày.
Để làm được việc này chúng tôi áp dụng quản lý theo kỹ năng shu – ha – ri .
Rất nhiều doanh nghiệp đã làm được điều này và đây là một số câu chuyện:
Câu chuyện 1: Chia sẻ của một nhân viên
-
“Về thôi Quang ơi, nghỉ đê mai làm tiếp!”
-
“6 rưỡi gần 7 giờ rồi về cuối nhớ đóng cửa tắt đèn nhé em”
-
“Dạo này nghe nói mọi người book full lịch em à?”
Đó là mấy câu Quang nhận được mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, đây lại chính là những câu nói tạo nên động lực lớn cho Quang, vì bản thân mình cảm thấy đang làm việc có ích hăng say, được mọi người nhìn vào và đón nhận. Điều mà trước đây dù có cố gắng làm nhiều hay không thì cũng ít người để ý.
Những trải nghiệm này Quang nhận được sau khi mọi thứ trong công ty được thể hiện minh bạch hơn. It ra mà nói, đó là những trải nghiệm tích cực hiện hữu sẵn không chỉ Quang mà còn nhiều người khác cùng thấy được. Việc được “hiện hữu” đã tạo cơ hội để Quang có thể đóng góp và thử sức với nhiều kĩ năng khác, tạo ra giá trị có ích trong thời gian ngắn mà không bị áp lực hay mệt mỏi như trước – VÌ ĐƯỢC LÀM ĐIỀU MÌNH THÍCH, LÀM ĐIỀU MÌNH CHO LÀ ĐÚNG.
TA CÓ KĨ NĂNG, TA ĐƯỢC TRAO CƠ HỘI. ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ, ẮT SẼ ĐƯỢC GHI NHẬN XỨNG ĐÁNG.
Câu chuyên 2: Chia sẻ của một giám đốc nhân sự
Từ hôm làm mô hình quản lý theo kiểu mới đến giờ, hậu quả dư người nặng nề chị @Cherry vu ơi.
Hiển thị hoá nhìn được hết việc sướng quá chị ạ. Chưa bao giờ emthấy được việc của từng bạn rõ như bây giờ, xưa em cũng rất bám sát nhưng ko thể rõ như ban ngày thế này. Mà đúng là mất line quản lý ở giữa luôn rồi, không cần quản lý cấp trung review 1, 2, 3 lớp mới tới em nữa, ai phụ trách việc nào là em review việc đó ngay và luôn.
Sau 2 tháng trải nghiệm, đây là những cảm nhận thực tế của tất cả mọi người (thông qua khảo sát):
Nhân viên
-Kỹ năng chuyên môn của nhân viên được nâng cao mỗi ngày và học thêm được nhiều kỹ năng chéo khác liên tục.
-Được giúp đỡ, được hỗ trợ nhiều hơn.
-Được trao quyền, được tự chủ trong công việc, có trách nhiệm cao hơn với sản phẩm của mình.
Quản lý cấp trung
-Có nhiều thời gian rảnh hơn cho việc vận hành hàng ngày, có thời gian tập trung sáng tạo, kèm cặp và cải tiển công việc của đội nhóm.
-Trong thời gian đầu khi chưa xác định rõ được cấp độ kỹ năng của nhân viên thì cần dành nhiều thời gian để có phương án xử lý rủi ro khi nhân viên sản phẩm không đạt như mong đợi.
– Phải tập Shift-left ở tất cả các cấp quản lý. Có thể chuyển từ review đơn lẻ với quản lý thành review đồng đội cùng quản lý đến review đồng đội không cần đến quản lý và đến đích có thể tự review sản phẩm cuối.
Quản lý cấp cao
-Thấy rõ được kết quả công việc của Nhân viên hơn (thông qua Kanban và stand up meeting). Các nhân viên không tạo ra giá trị công việc sẽ thấy không phù hợp và tự đào thải.
-Cấp độ kỹ năng của nhân viên đc đánh giá liên tục thông qua KQ thực tế công việc phụ trách.