Phương pháp quản lý chất lượng: Shift left

Slogan của Teal Unicorn là Tăng vận tốc thông qua chất lượng”. Nói cách khác, bạn chỉ có thể phát triển khi mọi thứ bạn làm chất lượng tốt. Trong khoá đào tạo: Để trở thành Nhà quản lý linh hoạt, Doanh nghiệp Linh hoạt (Agile Enterprise) chúng tôi đã giới thiệu khái niệm Shift Left. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn biết cách thực hiện điều này.
  • “Chất lượng” có nghĩa là phù hợp với mục đích, không có lỗi và tuân thủ các yêu cầu.
  • Chuyển chất lượng sang trái có nghĩa là kiểm soát chất lượng sớm từ trong dòng chảy.
Chất lượng không phải là thứ được thực hiện ở cuối dòng chảy do bên thứ ba nào đó kiểm soát. Chúng ta nên làm điều đó sớm hơn trong khi công việc đang được thực hiện như là một phần của dòng chảy. Đặt chất lượng vào hệ thống làm việc: mọi người đều quan tâm đến chất lượng ở mỗi bước làm việc. Lý tưởng nhất là chúng ta không cần kiểm tra chất lượng ở khâu cuối cùng vì đã biết nó ở đó.
Chức năng của những người chịu trách nhiệm về chất lượng không phải là những người kiểm tra cuối cùng mà thay vào đó là:
  • xây dựng nhận thức về các tiêu chí chất lượng.
  • dạy và huấn luyện về chất lượng.
  • xây dựng các công cụ và tự động hóa giúp mọi người đảm bảo chất lượng.
  • theo dõi và thử mẫu trong dòng chảy công việc để phát hiện các vấn đề về chất lượng.
  • xác định các cải tiến chất lượng.
Thực hiện Shift left như thế nào?
1. Làm cho mọi người trong tổ chức cùng hướng tới một tầm nhìn và các mục tiêu chung
  • qua các workshop
2. Các chế độ đãi ngộ nên hướng theo các mục tiêu: xét theo tổng thể từ đầu đến cuối tập trung vào kết quả, không đo bằng các bộ phận hoặc cá nhân riêng lẻ.
  • Ví dụ Mục tiêu và Kết quả chính (OKRs)
3. Lập Bản đồ Luồng Giá trị (VSM) cho một dòng chảy công việc.
  • Thực hiện VSM workshop
4. Đo lường (hoặc ước tính) hiệu suất mục tiêu từ đầu đến cuối. Chúng ta cần cải thiện điều gì?
  • Lập bảng tính để đo lường những gì: đã có, dễ thực hiện, có thể làm, cần đầu tư, sẽ không làm.
  • Dự toán
  • Lập Thẻ điểm cân bằng
5. Những cản trở của chúng ta ở đâu?
  • Hàng tồn kho/việc đang chờ, thời gian chờ đợi
6. Những cản trở chính là gì? Tập trung vào đó.
  • Tìm nút thắt cổ chai
7. Áp dụng mô hình giảm sự cản trở 13 cấp độ của chúng tôi.
8. Nếu chúng ta chuyển sang Shift Left, điều đó có nghĩa là gì? Nếu một cái gì đó là một cản trở, cần xử lý nó sớm hơn trong dòng chảy công việc. Ví dụ.
  • Kiểm tra chất lượng trước khi các bộ phận được lắp ráp.
  • Kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi sử dụng.
  • Bạn làm ra nó, bạn kiểm tra nó, bạn sửa nó. Bạn không chuyển nó đi cho người khác, bộ phận khác.
9. Đây là lý do tại sao tất cả mọi người cần đãi ngộ dựa trên hiệu suất tổng thể của dòng chảy, nếu không, sẽ không ai quan tâm đến chất lượng mà thay vào đó, họ chuyển lỗi xuống phía cuối dòng chảy, tạo thêm công việc cho những bộ phận sau. Chúng tôi gọi đó là Dead Cat Sydrome (Hội chứng con mèo chết: hiện tượng vứt xác mèo chết sang nhà hàng xóm).
10. Khi mọi người được giải phóng khỏi việc kiểm tra ở các khâu cuối trong dòng chảy, có thể chuyển họ đi làm việc khác như quan sát dòng chảy, kiểm tra và huấn luyện chất lượng.
  • Làm thế nào để biết khi nào nên chuyển những người đó đi? Khi lỗi không đến bộ phận cuối cùng nữa chúng ta sẽ không cần họ ở đó.
11. Chứng minh Shift-left hoạt động trên một dòng chảy. Chỉ cho mọi người ở các luồng công việc khác thấy và mời họ tham gia cải tiến nó. Kết quả sẽ nói lên tất cả.
Hope it helps!
Làm ơn trích dẫn nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Thank you!