Những nỗi đau của nhân viên

Nhiều bạn hỏi tôi liệu ở một quốc gia giàu có, văn minh, chính phủ được coi là hiệu quả nhất thế giới như NZ, các tổ chức, doanh nghiệp có những nỗi đau giống chúng ta ở Việt Nam không? Và ở một trình độ phát triển cao như vậy liệu có vấn đề gì cần phải cải tiến?

Hy vọng những trích dẫn nguyên văn từ những người làm việc trong các Bộ, là khách hàng của chúng tôi, sẽ giúp các bạn hiểu phần nào nỗi đau của họ:

  • “Ở đây, không có quỹ riêng cho CNTT. Vì vậy, chúng tôi không thể có hoặc duy trì bất cứ thứ gì chúng tôi cần. Luôn cần một trung tâm chi phí. Ngay cả đối với thời gian của chúng tôi
  • Tôi muốn khóc, ông ấy thật thô lỗ khi nói KHÔNG (ông ấy: SẾP)
  • Ông ấy nói KHÔNG nhưng thực sự đã không thèm lắng nghe
  • Mọi người đều có một trải nghiệm tồi tệ với sếp và họ không thể phục hồi nổi. Bạn thậm chí không có thể nhìn thấy nó đến từ đâu.
  • Lần đầu tiên tôi biết về việc giáng chức của mình là khi nó ở trên tường
  • Chúng ta nói rằng chúng ta muốn thay đổi nhưng thực tế không có gì thay đổi trong văn hóa của chúng ta
  • Mọi người ở đây rất xấu tính. Trước mặt thì tỏ ra tốt
  • Không ai mang bản thân mình đến chỗ làm cả
  • Hệ thống phân cấp là chủ yếu. Tại sao chỉ có một số nhỏ trong số này quyết định mọi thứ còn phần lớn chúng ta bị bỏ ra ngoài?
  • Hiện nay tất cả các công việc phải được sếp chấp thuận – điều này gửi một thông điệp rằng chúng tôi không đáng tin cậy
  • Không ai cản trở, nhưng không ai giúp cả
  • Phải mất 9 tháng để công cụ này được phê duyệt
  • Bộ phận điều hành rất vui nhưng chúng tôi thực sự quá căng thẳng
  • Họ trông đợi chúng tôi làm mọi thứ miễn phí
  • Không có ai từng chi để giải quyết nợ kỹ thuật
  • Chúng tôi không nhận được giá trị tương xứng với đồng tiền bỏ ra từ các nhà cung cấp.
  • Chúng tôi cần trả mảng hỗ trợ người dùng trở lại bộ phận business hoặc được tài trợ cho nó. Chúng tôi chỉ thừa hưởng nó và nó không hoạt động.
  • Việc liên tục cải tiến sẽ xảy ra. Nhưng sẽ quá khó để có được các công cụ và quyết định mà chúng ta cần và mọi người sẽ bỏ mặc giữa chừng.
  • Có tất cả các tin đồn ở đây. Không có niềm tin. Bạn bắt đầu tin tưởng và bùm…
  • Đừng nói không. Mọi người đều nói hãy quản lý công việc của bạn nhưng đừng bao giờ làm bộ phận business thất vọng. Hiện tôi đang có một mối quan hệ tốt và các cuộc đối thoại thẳng thắn với bộ phận business và đó là một phần vai trò của tôi để giúp họ hiểu rằng họ cần phải chọn đúng những gì họ muốn. Và tôi sẽ tiếp tục nói không khi thấy không hợp lý hoặc vô trách nhiệm. Nhưng tôi sẽ gặp rắc rối vì điều đó.
  • Các hệ thống ổn định. Quá ổn định. Không ai muốn tài trợ cho nợ kỹ thuật hoặc giám sát nó bởi vì chúng tôi có quá ít lần thất bại hoàn toàn. Không có tình huống để thay đổi, vì vậy tất cả những gì chúng tôi nhận được là các tính năng mới liên tục. Sau đó, chúng tôi làm việc nhiều giờ liền mà không có sự chú ý nào đến hệ thống, nó hoạt động liên tục và nợ cứ tăng dần lên.
  • Không có sự tin tưởng ở đây. Hoàn toàn không. Chúng ta cần phải đưa một anh chàng cảm xúc chai lỳ vào đây để thiết lập những cuộc đối thoại trung thực thực sự.
  • Bất cứ điều gì xung quanh mọi người bị xem như tưởng tượng nhảm nhí.

Chúng tôi vẫn thường nói, ở bất cứ nơi đâu có sự hiện diện của con người là hệ thống phức tạp. Bài toán công nghệ luôn có lời giải nhưng văn hoá thì không và đó là lý do vì sao Rob và Cherry luôn có việc để làm.

Làm ơn trích dẫn nguồn nếu các bạn muốn chia sẻ.

#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management, #Teal_Unicorn