Nhà quản lý phục vụ

Để quản lý linh hoạt lãnh đạo, các nhà quản lý, quản trị và cần phục vụ những người tạo ra giá trị.

Cụm từ thường được sử dụng rộng rãi là “người lãnh đạo phục vụ” nhưng chúng tôi chọn “nhà quản lý phục vụ” bởi không phải tất cả các nhà quản lý đều là nhà lãnh đạo và không phải tất cả các nhà lãnh đạo đều là nhà quản lý. “Lãnh đạo phục vụ” ở đây hàm ý nói về cách quản lý như thế nào.

Người quản lý thường bị quá tải với công việc hàng ngày. Họ không trực tiếp thực hiện công việc, không có câu trả lời, không ra các quyết định. Các nhà quản lý không biết câu trả lời và không nên kỳ vọng mình biết. Càng quản lý ở cấp cao càng xa rời công việc thực tế, càng làm giảm khả năng biết các giải pháp.

Các nhà quản lý phục vụ biết điều này – vì thế họ không thử. Họ định hướng, cải thiện hệ thống làm việc, cung cấp tài nguyên, loại bỏ những trở ngại, phát triển con người, để những người làm công việc thiết kế công việc theo cách riêng với các công cụ của riêng họ. Nhà quản lý cung cấp các điều kiện cho mọi người để phát triển. Các nhà quản lý phục vụ là những người làm vườn không phải là chỉ huy.
Người quản lý đôi khi cần kiểm soát nhưng họ chỉ nên thực hiện một cách nhẹ thôi.

Có một cách khác để hiểu quản lý phục vụ là lật ngược kim tự tháp. Thay vì vẽ biểu đồ tổ chức phân cấp thông thường từ CEO trở xuống, chúng ta cần vẽ luồng công việc như một cái cây xuống tới CEO như một cơ cấu hỗ trợ cho công việc có giá trị. Quản lý không phải là một trọng số nằm phía trên công việc mà là một nền tảng bên dưới nó.

Vậy, nếu các nhà quản lý không đưa ra quyết định và câu trả lời, họ sẽ làm gì? Trách nhiệm của người quản lý phục vụ là:

  •  Giữ chân các thành viên trong nhóm. Mọi người đến vì công việc nhưng họ bỏ đi vì người quản lý.
  •  Truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm để họ luôn sáng tạo và có động lực.
  •  Cải tiến các thành viên trong nhóm. Cải thiện hiệu suất của nhóm.
  • Trao quyền cho các thành viên trong nhóm. Để họ tự tổ chức/quản lý/chỉ đạo nhau.
  • Phát triển các thành viên trong nhóm. Mọi người chuyển sang làm việc mới.
  • Nhận kết quả. Làm cho thông lượng và chất lượng tăng đồng thời giảm nợ hệ thống hoặc nợ văn hóa.

Robert Greenleaf đã khởi xướng ý tưởng “Servant Leader” (Lãnh đạo phục vụ). Trung tâm của ông liệt kê mười đặc điểm của một người lãnh đạo phục vụ như sau:

  •  Lắng nghe (Bạn nghĩ gì?)
  • Đồng cảm (Bạn cảm thấy thế nào?)
  • Chữa lành (Tôi có thể giúp bằng cách nào?)
  • Nhận thức (Tôi nhận thấy rằng bạn trông vui/ buồn.)
  • Thuyết phục (Thuyết phục, không ra lệnh)
  • Khái niệm hóa (đặt trong một thế giới hoàn hảo, làm thế nào để công việc có thể được thực hiện?)
  • Tầm nhìn xa (Có kế hoạch B và kế hoạch C)
  • Trách nhiệm quản lý (Làm thế nào tôi có thể làm cho mọi thứ tốt hơn?)
  • Cam kết cho sự phát triển của mọi người (Hãy để người khác dẫn đầu)
  • Xây dựng cộng đồng (Tất cả chúng ta đều ở trong đó).

Chúng ta phải lưu ý để không đỡ đầu mọi người. Nhiều nhà quản lý đã làm điều này rồi. Vì vậy, đừng đinh ninh bất kỳ điều gì. Hãy đặt câu hỏi. Nghe trước khi nói. Tìm hiểu những gì họ đã biết và họ còn cần giúp đỡ những gì.

Ps/ Trong ảnh là là ví dụ “nhà quản lý phục vụ” 

Làm ơn trích dẫn nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Thank you

#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management #Teal_Unicorn