“Chỉ có thể hiểu được cuộc sống qua những gì xảy ra trong quá khứ; nhưng sống cần phải nhìn về phía trước.”
– Søren Kierkegaard
Trong một thế giới của sự thay đổi thường xuyên hiện nay, chúng ta phải tìm ra đường đi trong sự không chắc chắn và mơ hồ. Do vậy, linh hồn của quản lý linh hoạt là: khám phá, thử nghiệm, lặp lại, tăng dần.
Chúng ta không biết nơi mình sẽ tới vào bất kỳ thời điểm nào, nói cách khác chúng ta không biết mình sẽ tới một điểm vào thời gian nào. Trình tự của các bước không xác định được trước. Chúng ta không biết mình sẽ đi đâu cho đến khi chúng ta tới đó.
Chúng ta thậm chí không biết chúng ta có thể đến đó hay không. Có một số vấn đề không thể giải quyết được. Một số là những vấn đề nan giải, trong đó chúng ta phải đáp ứng hai điều kiện không tương thích cùng một lúc – đó là thế giới thực. Với bất cứ hệ thống ra quyết định và lập kế hoạch nào chúng ta có phải xử lý được việc đó.
Một số nền văn hóa (bao gồm cả người Maori) coi quá khứ ở phía trước và tương lai phía sau. Bạn có thể nhìn thấy quá khứ, học hỏi từ nó, và thấy sự tiến bộ của mình nhưng tương lai đến với bạn từ phía sau và trôi qua bạn. Đây là một cách để nhìn thực tế một cách sâu sắc.
Nếu mô hình của bạn là mô hình nhìn thấy tương lai ở phía trước thì hãy chấp nhận rằng trong thế giới hiện đại, nó giống như lái xe trong sương mù. Bạn phải nhìn về phía trước để nhận ra những gì đang đến gần. “Radar” chỉ nhìn thấy phía trước trong phạm vi nhất định. Ý tưởng lập kế hoạch cho 5, 10 hoặc thậm chí 15 năm trong nhiều bối cảnh hiện nay thật nực cười.
Chúng ta luôn không có lựa chọn nào khác ngoài việc vận hành dựa trên thông tin không hoàn hảo, thậm chí xử lý các tình huống không thể hiểu được một cách hợp lý. Đừng chờ mọi thứ hoàn hảo.
Chúng ta luôn không có sự lựa chọn ngoài việc cứ bắt đầu với những thông tin không đầy đủ. Trong một hệ thống rắc rối, cách tốt nhất để có được nhiều thông tin hơn là bắt đầu làm việc gì đó.
Mức độ mơ hồ giữa các ngành và tổ chức khác nhau. Điều này tác động đến mức độ lập kế hoạch của chúng ta. Sự mơ hồ càng cao, việc lập kế hoạch càng lãng phí.
“Bạn cần lập kế hoạch theo cách một sở cứu hỏa lập kế hoạch. Họ không thể lường trước được nơi cháy tiếp theo sẽ ở đâu, vì vậy họ phải tạo ra một đội ngũ năng động và hiệu quả, có khả năng đáp ứng với sự bất ngờ cũng như bất kỳ sự kiện bình thường nào.” – Andy Grove.
Làm ơn trích dẫn nguồn nếu bạn muốn chia sẻ.
#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management, #Teal_Unicorn, #Two_Hills