“Bản chất của con người là rất dễ mắc sai lầm. Khi sự hoàn hảo là mục tiêu của bạn, bạn sẽ luôn luôn cảm thấy thất bại.” – David Lewis
Qua những gì đã thảo luận ở những bài trước, chúng ta nhận thấy rõ ràng rằng những cách quản lý linh hoạt cho phép khá nhiều sự không hoàn hảo.
Chúng ta điều hướng trong sự mơ hồ, chúng ta chấp nhận sự không hoàn hảo và tiến về phía trước trong sự không chắc chắn. Điều này có vẻ mâu thuẫn với nguyên tắc “tăng vận tốc thông qua chất lượng”, nhưng thực tế không phải vậy. Điều cần thiết là phải cải thiện chất lượng sản phẩm, công việc và luôn luôn cải thiện cách thức làm việc, nhưng chúng ta chấp nhận rằng không có gì là hoàn hảo.
Công nghệ đòi hỏi mức độ hoàn hảo cao nhưng hệ thống của con người thì không. Công nghệ nói chung chỉ có một số ít ở trạng thái làm việc, còn lại tất cả các trạng thái khác đều thất bại và thường là thảm khốc (bạn chỉ cần lắp sai một bộ phận trong bộ định tuyến WiFi nó sẽ không hoạt động hoàn toàn chứ không chỉ bị chậm hơn 10%. Bạn quên một dấu chấm trong một phần mềm nó có thể bị sập hoàn toàn). Nhưng hệ thống làm việc của con người có thể hoạt động một cách ổn thoả trong tất cả các loại trạng thái không hoàn hảo.
Mọi người làm việc xung quanh các phần không hoàn hảo của hệ thống: họ thu hẹp khoảng cách, họ lấp đầy sự không chắc chắn, họ xử lý sự mơ hồ, họ hoàn thành công việc. Đòi hỏi sự chuẩn xác là điều bắt buộc khi kết nối công nghệ với nhau, trong khi điều đó lại là điểm yếu khi thiết kế hệ thống của con người. Vào ngày mà công ty đa quốc gia mà Rob làm việc trước đây ban hành các hướng dẫn tiêu chuẩn cho phông chữ và chính tả trong các tài liệu cũng là ngày sự sáng tạo của anh ấy ra đi.
Có một cụm từ hữu ích là “đồng không phải vàng”. Đồng có hầu hết tất cả các tính chất của vàng nhưng rẻ hơn và dễ kiếm hơn. Chúng ta nên tập trung vào việc xây dựng các hệ thống đơn giản và phù hợp nhất có thể đáp ứng nhu cầu của chúng ta ở mức độ thỏa đáng nhưng không cầu toàn. Đừng mạ vàng hoa huệ, đừng tìm kiếm kết quả mạ vàng khi đồng hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ những gì chúng ta cần.
Hãy cố làm những việc quan trọng và (chưa) khẩn cấp. Đây là cách chúng ta có thể đạt được nhiều kết quả nhất với chất lượng tốt nhất. Cần đối phó với những việc quan trọng và khẩn cấp càng nhanh càng tốt, giải quyết những việc gấp nhưng không quan trọng và bỏ qua những việc không cấp thiết, không quan trọng.
Wabi-sabi là nguyên tắc của người Nhật Bản trong việc chấp nhận sự không hoàn hảo và vô thường, đánh giá cao nó, tìm thấy vẻ đẹp trong sự thô ráp. Nó có thể được xem là thật hơn, đáng tin hơn. Nó đối nghịch với thẩm mỹ cổ điển phương Tây về vẻ đẹp trong sự hoàn hảo.
Một số nhà quản lý cần học cách bớt nghiêm trọng và loại bỏ những gì không cần thiết. Tập trung vào những gì thực sự quan trọng chứ không phải những chi tiết mang tính mô phạm. Chấp nhận sự không hoàn hảo khi nó không quan trọng.
Gần đủ là không đủ tốt, nhưng đủ tốt là gần đủ..
Làm ơn trích dẫn nguồn nếu các bạn muốn chia sẻ.
#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management, #Teal_Unicorn, #Two_Hills