Khi thảo luận với các nhà tư vấn hay các chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó tôi thường tránh sa đà vào những cuộc tranh luận vô bổ, tỷ như mô hình nào hoàn hảo, lý thuyết nào tốt hơn… Sợ nhất là tranh luận với những người chuyên sâu trong một công cụ, một phương pháp nào đó: KPIs, BSCs, Kanban, Lean, Agile, TOC… Những người có xu hướng cho rằng miễn là bạn dùng đúng công cụ đó, bạn sẽ giải quyết được mọi vấn đề của các tổ chức. Really?
Không phải vì tôi không biết đến hay không coi trọng chúng, mà chỉ đơn giản là không có mô hình hay lý thuyết nào hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh cả. Ở Teal Unicorn, nguyên tắc của chúng tôi là không mang bất kỳ một mô hình hay lý thuyết nào lên ban thờ. Chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp và chỉ công cụ trong ngữ cảnh phù hợp.
Đây là những gì chúng tôi đã viết trong cuốn Quản lý Mở: Làm việc tốt hơn vì thế giới tốt hơn.
—
Công việc của tôi tập trung chủ yếu vào các hành động thiết thực trong bối cảnh thực tế. Tôi có thể giải thích lý do tại sao tôi làm điều gì đó bằng cách trích dẫn lý thuyết khi có người muốn nghe cơ sở lý luận. Tôi có thể tham chiếu đến một “chuyên gia” để cho thấy mình không bịa chuyện. Nhưng tôi phản đối lý thuyết suông: Tôi không quan tâm đến lý thuyết mà chỉ quan tâm đến những gì hiệu quả.
Làm việc không phải là làm cho đúng về mặt lý thuyết. Làm việc là tìm kiếm những gì có thể tìm để chúng ta có được kết quả mong muốn. [Tôi không có ý nói kết quả biện minh cho phương tiện. Chúng ta nên hướng tới những giá trị cao quý hơn].
Tất cả những khuôn khổ trí tuệ chỉ là tấm ván cho chúng ta dùng để tránh giẫm vào bùn. Tấm ván tuy hữu ích nhưng không cần thiết phải được đánh cho sáng bóng. Chúng ta có mục đích cao hơn những kết cấu đó.
Như đã thảo luận, công việc thể hiện con người. Nó liên quan đến Điều Tốt và Điều Đẹp cũng nhiều như Điều Thật và các mô hình trí tuệ trừu tượng. Tại Teal Unicorn, tôi làm việc bằng cả khối óc lẫn con tim. Tôi không chỉ hướng đến điều đúng, mà phải vừa đúng vừa hấp dẫn.
Khi suy nghĩ của chúng ta vượt lên trên, các chi tiết cụ thể của khuôn khổ và mô hình sẽ không còn quá quan trọng. Chúng ta cởi mở với những điều quan trọng hơn như tính nhân văn và sự phát triển mạnh mẽ.
Tôi đang khiêu vũ với các hệ thống, cố gắng hiểu ở cấp độ con người toàn diện xem điều gì sẽ hiệu quả . Cũng giống như các định luật vật lý chẳng ích gì mấy khi ta thực sự chèo thuyền, hay định luật hóa học khi cố gắng chữa trị cho một bệnh nhân, tôi không thấy bất kỳ mô hình nào được chủ động sử dụng nhiều ở các tổ chức .
Hướng đi mới cho tôi là vượt lên trên các mô hình . Tôi thích cho rằng mình giỏi lần theo điều này, vì vậy hy vọng đó cũng là một hướng đi mới cho xã hội .
..
Như chúng ta sẽ thấy, có một nguyên nhân cao hơn khiến tất cả những cách làm việc tốt hơn này đó là: Con người, Các hệ thống và Sự thích ứng – trở thành mối quan tâm chủ yếu, thành cân nhắc hoạt động để theo đuổi mục tiêu của chúng ta. Ấy là con người vượt lên trên tất cả các mô hình. Chúng ta nên quan tâm tới bất kỳ ý tưởng nào khiến công việc trở nên tốt hơn, đừng sùng bái bất kỳ một mô hình nào. Quan trọng là tại sao; quan trọng là chúng ta làm gì với các mô hình để trở nên cởi mở hơn: đi theo hướng nhân văn, minh bạch và linh hoạt – để kết nối với việc chúng ta là ai, đang ở đâu và có thể đi đâu.”
Ps. Cuốn Quản lý Mở sold out và tái bản ngay sau tháng đầu tiên ra mắt. Sau những thành công trong việc ứng dụng tư duy và các phương pháp quản lý mới này trong nhiều DN, tổ chức chúng tôi đang cố gắng lan toả nhiều hơn để giúp các doanh nghiệp trên thế giới Hạnh phúc hơn & Thịnh vượng hơn.
Đây là xu hướng mới của hiện tại và tương lai, lãnh đạo và các nhà quản lý @everyone đừng bỏ qua cơ hội học để ứng dụng Quản lý Mở.