“Game On! Change is Constant: Tactics to Win When Leading Change is Everyone’s Business

CONSTANT CHANGE IS THE NEW BLACK

Chị Karen Ferris, một trong những thinker nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực lãnh đạo và quản lý sự thay đổi. Anh trợ lý đẹp trai Rob England và mình vinh dự biết chị từ khá lâu và trở thành bạn bè. Bọn mình thường “va” nhau khá nhiều khi đi thuyết trình ở các Hội nghị QT, đặc biệt là các hội nghị về phương pháp làm việc và quản lý mới trong ngành IT. “Game On! Change is Constant: Tactics to Win When Leading Change is Everyone’s Business” – tạm dịch “Trò chơi bắt đầu! Sự thay đổi là bất biến: Chiến thuật để chiến thắng khi dẫn đầu sự thay đổi là việc của tất cả mọi người – là cuốn sách mới xuất bản của Karen.

Trong một thế giới biến động, điều hành một doanh nghiệp giống như tham gia một trận đấu. Đội của bạn đang chơi một trò chơi lớn, sẽ rất khó khăn. Trò chơi này, giống như tất cả những trò chơi trước đó, luôn khác nhau. Sân đấu, thời tiết, điều kiện chơi, đối thủ, chiến thuật, thành phần đội, vị trí người chơi đều thay đổi. Để dành chiến thắng trong trận chiến với sự thay đổi lãnh đạo, các nhà quản lý và nhân viên sẽ nhận những vị trí khác nhau: Cầu thủ, huấn luyện viên, người quản lý. Mỗi một vị trí khác nhau làm những công việc khác nhau đòi hỏi những hành vi khác nhau. Xin trích một đoạn ngắn liên quan đến lãnh đạo trong cuốn sách này:

“Người lãnh đạo không thể mua niềm tin của nhân viên bằng cách hứa hẹn sai. Với tốc độ thay đổi trong các tổ chức ngày nay, niềm tin vốn đã rất quan trọng. Phải nỗ lực để giành được niềm tin. Các nhà lãnh đạo cần phát triển khả năng chịu rủi ro và nhận ra những việc làm với chủ ý tốt bất kể kết quả ra sao. Nhà lãnh đạo phải có sự giao tiếp nhất quán, rõ ràng và phân công công việc cho nhân viên phù hợp với các mục tiêu của tổ chức. Nếu các nhà lãnh đạo không thể thực hiện lời hứa, họ cần trung thực, minh bạch và giải thích lý do.

Người lãnh đạo dẫn đầu chứ không quản lý. Họ xây dựng các đội, họ sử dụng cụm từ “Chúng ta” nhiều hơn “Tôi”. Họ sử dụng cụm từ “Chúng ta” nhiều hơn “Bạn”. Họ thường xuyên ghi nhận thành tích, cung cấp huấn luyện và cố vấn khi cần cải thiện hiệu suất. Khoa học thần kinh cho thấy sự công nhận có sự ảnh hưởng lớn nhất khi nó được trao ngay sau khi mục tiêu được đáp ứng và khi nó hữu hình, bất ngờ, mang tính cá nhân và công khai.”

Đại khái thía, cuốn sách này viết theo lối viết giao tiếp, rất dễ đọc, dễ hiểu, Cherry khuyên mọi người nên tìm đọc.

#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management #Teal_Unicorn