Điều gì sẽ đến sau Công nghiệp 4.0 và Chuyển đổi kỹ thuật số?

Hai lĩnh vực hiện đang là sự quyến rũ đối với các nhà lãnh đạo tại thời điểm này là Chuyển đổi kỹ thuật số và “Công nghiệp 4.0”. Những ý tưởng này hướng đến tác động của công nghệ đối với sản phẩm và sản xuất tương ứng. Tuy nhiên, điều thường thiếu trong những cuộc thảo luận này là những thay đổi trong công việc mà chúng gây ra và những tiến bộ xã hội rộng lớn hơn đang diễn ra mà chúng tương ứng với. Khi chuyển đổi kỹ thuật số cho phép khách hàng truy cập trực tiếp vào hệ thống của chúng ta cũng như khi CN 4.0 tăng cường tự động hóa, những điều này có tác động trực tiếp đến những người sử dụng sản phẩm và những người tạo ra chúng.
Chuyển đổi kỹ thuật số có nghĩa là khách hàng có kỳ vọng cao hơn về trải nghiệm sử dụng sản phẩm. Kỳ vọng này được đặt ra từ kinh nghiệm của họ khi sử dụng các công ty trị giá hàng tỷ đô như Google, Facebook, Webo, Alibaba và Amazon (những công ty có tài nguyên thiết kế /làm ra sản phẩmmà chúng ta không thể hy vọng sẽ đọ được với họ) và bởi những công ty linh hoạt nhỏ hơn như Twitter , Netflix, Uber và Spotify (những công ty có sự linh hoạt mà chúng ta tốt nhất là cần học nhanh nếu không muốn bị nuốt chửng).
CN 4.0 và internet of things có nghĩa là mức độ tự động hóa cao hơn, giải phóng lực lượng lao động của chúng ta. Chúng ta có thể đi theo hai hướng: (1)giảm số lượng nhân viên và tạo ra làn sóng thất nghiệp hoặc (2) chuyển những người đó sang làm những việc có giá trị cao hơn tạo cơ hội mới để phát triển trong tương lai.
Chuyển đổi số và CN 4.0 là hai sự đột phá rất khác nhau, với những nguyên nhân khác nhau và kết quả khác nhau nhưng chúng có một điểm chung: Để đạt được lợi ích tối đa từ chúng, để thành công với chúng và thậm chí để có thể tồn tại với chúng, chúng ta phải phát triển tính nhân văn của tổ chức mình.
Khách hàng tương tác với các hệ thống máy móc thay vì với con người càng nhiều, họ càng muốn các hệ thống đó cảm nhận được con người và họ càng muốn có thêm giá trị của con người xung quanh chúng. Điều này có nghĩa là để các sản phẩm của chúng ta thành công, chúng taphải tạo ra một hệ thống cung cấp trải nghiệm khách hàng có hiểu biết sâu sắc về con người và cung cấp cho con người sự đồng cảm để hỗ trợ nó.
CN 4.0 thay thế những người lao động chân tay, những người có ít tiềm năng để gia tăng giá trị theo những cách khác. Khi tự động hóa ngày càng tinh vi nó cũng thay thế những người lao động tri thức, những người được giáo dục và có thể được sử dụng một cách sáng tạo. Nhu cầu trước mắt của nhân loại trong CN 4.0 là nắm lấy những người lao động tri thức đó: Tạo ra một môi trường hỗ trợ và chào đón họ đồng thời khuyến khích và trao quyền cho họ tìm ra những hướng đi và sản phẩm mới cho tổ chức. Nhu cầu dài hạn của nhân loại là đối phó với sự gián đoạn xã hội do thất nghiệp tạo ra. Nếu chúng ta không bảo vệ và cung cấp cho những người và những nơi bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi xã hội, nó sẽ gây bất ổn cho xã hội giống như nó đã làm một số lần trong quá khứ. Chúng ta phải chia sẻ sự giàu có được tạo ra bởi tự động hóa để bảo vệ lợi ích (và sự thịnh vượng) mà chúng ta có được từ nó.
Ý của chúng tôi là gì khi tái khám phá hoặc khôi phục tính nhân văn ? Cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã thúc đẩy tư duy coi con người là tài nguyên, như một thiết bị khác trong hệ thống máy móc. Suy nghĩ này đạt đến đỉnh cao với Quản lý khoa học vào đầu thế kỷ 20 (Taylorism). Quản lý khoa học tạo ra hiệu quả lớn khi sản xuất hàng loạt trong môi trường ổn định, nơi có thể làm cho mọi người thực hiện cùng một giao dịch nhiều lần với tốc độ và chất lượng ngày càng tăng. Về cơ bản, hệ thống này dựa trên bạo lực và sức mạnh của quyền lực. Điều này đã không còn có tác dụng trong thế giới hiện đại, nơi có quá nhiều công việc tri thức và môi trường luôn thay đổi. (Sự thay đổi liên tục đó tạo ra một môi trường phức tạp, đòi hỏi những cách suy nghĩ hoàn toàn mới. Cùng với sự phục hồi tính nhân văn, sự thay đổi liên tục của thế giới đã thay đổi cách chúng ta làm việc – nó cần sự linh hoạt). Nếu mọi người đang làm công việc tri thức nghĩa là họ làm việc một cách cộng tác với những người khác và họ làm việc trong đầu. Bạn không thể nhìn thấy nó và bạn không thể đo lường nó. Tất cả những gì bạn có thể thấy là kết quả chung của nhóm. Điều này có nghĩa là bạn không còn có thể sử dụng sức mạnh quyền lực để cải thiện hiệu suất vì bạn khó biết ai là những cá nhân có hiệu suất kém và bạn chỉ có thể tạo ra những sự đãi ngộ cho nhóm. Đồng thời, cách họ làm việc phải liên tục điều chỉnh để thay đổi các điều kiện và yêu cầu, phải linh hoạt, vì vậy mọi quan sát từ bên ngoài đều chậm so với những gì đang thực sự diễn ra.
Vì vậy, để có được hiệu suất và năng suất tối ưu từ những người lao động tri thức, chúng ta phải quay trở lại đối xử với họ như những người đồng nghiệp thay vì tài nguyên bằng tình yêu, sự tôn trọng và hợp tác. Lợi nhuận tối đa từ những người lao động tri thức đến khi chúng ta truyền cảm hứng, động viên và mời họ làm việc mà họ muốn làm và được tin tưởng họ.
Cũng như tự động hóa, khía cạnh thứ hai của tái phục hồi tính nhân văn là sự thay đổi trong trải nghiệm của khách hàng được thúc đẩy bởi chuyển đổi kỹ thuật số. Chúng ta không còn có thể mua đứt bán đoạn. Hiện nay mọi doanh nghiệp đều bán dịch vụ chứ không bán một sản phẩm. Chúng ta liên tục tương tác trực tiếp, thường xuyên với khách hàng thông qua công nghệ. Chúng ta không còn làm ra sản phẩm vàbán thông qua một chuỗi cung ứng cho những người mua vô danh, những người nhặt bất cứ thứ gì có trên kệ. Càng ngày khách hàng càng mua trực tiếp và họ muốn có tiếng nói. Điều này có nghĩa là trải nghiệm cho khách hàng phải dễ chịu – họ phải thích bạn. Con đường dẫn đến thành công là thông qua lòng trung thành của khách hàng. Có lẽ ví dụ tốt nhất về điều này là Apple. iPhone không phải là điện thoại tốt nhất thế giới và chúng chắc chắn không cho khách hàng giá trị tốt nhất so với giá tiền, nhưng đó không phải là cơ sở để khách hàng cân nhắc.
Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy nếu bạn muốn nhân viên của mình làm việc tốt và khách hàng của bạn tiếp tục mua hàng, bạn phải cư xử như thể họ là đồng loại chứ không phải là đối tượng trong một hệ thống. Cả Chuyển đổi số và CN 4.0 đang đưa chúng ta đến một nền văn hóa làm việc mới, văn hoá này tập trung vào tính nhân văn.
Thế giới đã nói về Công nghiệp 5.0 và nó phát triển xoay quanh tính nhân văn; công nhân có giá trị cao hơn, có sự sáng tạo, kết nối con người-máy móc … Trải nghiệmkhách hàng (CX) là một ý tưởng chủ đạo trong thiết kế sản phẩm cho Chuyển đổi số nhân tính hóa hơn.
Nhưng chúng ta muốn nhìn rộng hơn để hiểu sự thay đổi sâu sắc hơn trong văn hóa mà mọi người đã nói đến trong 50 năm (những điều này thay đổi chậm), và ngày càng trở nên rõ ràng hơn trên toàn thế giới. Hiện chúng tôi chưa tìm ra từ nào để mô tả đúng nó; khát vọng, mục tiêu xa, ý thức xã hội cao hơn… cũng không phải là những cụm từ hay để nói về nó . Vì vậy chúng tôi sử dụng “Teal”, một màu giữa xanh lá cây và xanh dương, được phổ biến bởi Frederic Laloux. Teal là mã màu cho hình thức văn hóa xã hội cao nhất (cho đến nay), điều này tạo ra ba bước đột phá:
Tự tổ chức. Mọi người làm việc tốt nhất trong các đội tự trị nhỏ mà không có ai phụ trách trực tiếp. Công việc chảy vào các nhóm và mọi người chảy vào công việc. Nhân viên có kỹ năng hơn là vai trò. Hệ thống tổ chức hoạt động trên các mối quan hệ ngang hàng không phân cấp.
Trọn vẹn. Sống thật với chính mình, mang lại toàn bộ bản thân để làm việc (Tháp nhu cầu của Maslow – tự thể hiện mình). Chúng ta khôi phục sự thống nhất giữa Điều Thật, Điều Tốt và Điều Đẹp.
Mục đích tiến hoá. Các tổ chức là hữu cơ, nó tiến hoá. Chúng ta được thúc đẩy bởi một mục đích và định hướng xuất hiện từ tổ chức.
Tất cả những đều nói trên đều tốt, nhưng không thực tế. Làm thế nào nó có tác động đến công việc ngay bây giờ? Có rất nhiều tư duy, ý tưởng và thử nghiệm đang diễn ra nhưng, một lần nữa, vẫn chưa có tên phù hợp dành cho nó. Rất nhiều người gọi đó là Agile (Linh hoạt), nhưng thực sự Agile không chuyển tải hết ý nghĩa, vì vậy chúng tôi gọi đó là: Human – Systems – Agility. Có ba chủ đề chính cho cách thức làm việc mới:
Con người: con người, tính nhân văn, sự toàn vẹn, văn hóa, chia sẻ, đồng cảm, đa dạng, bao gồm, bình đẳng, tin cậy, liêm chính, chc thực, cởi mở, minh bạch, học hỏi, làm chủ, tự hào, trao quyền, tự do, ủy quyền, quản lý phục vụ, an toàn, sức khoẻ, hạnh phúc [trạng thái/state]
Các hệ thống: khách hàng, giá trị, dòng chảy, phản hồi, chất lượng, tinh gọn, luồng, lặp lại, mạng lưới, rắc rối, hỗn loạn, đột sinh, kháng bại, chuyển chất lượng về bên trái, đội, tổ chức, cộng tác, nghi thức, chia sẻ, sự kiên cường, lỗi của con người, sự toàn diện, dữ liệu, khoa học. [tạo tác/artefacts]
– Sự linh hoạt: mơ hồ, không chắc chắn, lặp đi lặp lại, tăng dần, thử nghiệm, khám phá, quan sát, điều chỉnh, trôi chảy, hữu cơ, cải tiến, tò mò, thất bại, thất bại nhanh, nhỏ, đơn giản hóa, linh hoạt, thực tế [hành động / tính từ]
Những ý tưởng này không mới. Thậm chí một trong số chúng có tuổi đời hàng thế kỷ một. Điều mới mẻ là sức mạnh tổng hợp, sự hợp nhất, tổng hợp của tất cả chúng, đặc biệt là sự tiếp nhận và tác động ngày càng tăng của những ý tưởng này. Làn sóng mới đang ngày càng lớn mạnh, đây là một sự phục hưng.
Tóm lại những gì xuất hiện sau Chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0 ở các doanh nghiệp và tổ chức chính là tư duy Con người – Các hệ thống – Sự linh hoạt. Trên thực tế, Chuyển đổi số và CN 4.0 không dẫn đến sự linh hoạt của con người và các hệ thống mà chúng ta cần làm cho con người, các hệ thống trở lên linh hoạt để thực hiện Chuyển đổi số và CN 4.0 thành công. Khi bạn cố gắng thành công trong Chuyển đổi kỹ thuật số và/hoặc CN 4.0, bạn sẽ nhận ra rằng mang tính nhân văn vào công việc và quản lý sẽ giúp bạn thực hiện được điều này.
Làm ơn trích dẫn nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Thank you!
[2] Reinventing Organizations, Frederic Laloux (2014)
[3] Laloux dùng từ “Evolutionary” (tiến hoá), nhưng tiến hóa là một khái niệm phức tạp thường khiến chúng ta lạc lối khi nghĩ về các tổ chức.
[4] New Ways of Thinking, Teal Unicorn twohills.co.nz/nwot