Hôm qua ảnh và tui vừa đi dạo vừa thảo luận về những tư duy quản lý và làm việc Mở mà chúng tôi đang phát triển. Ảnh bảo: Có nhiều người cảm thấy tức giận với những cách làm mới mặc dù những tổ chức áp dụng chúng đều chứng minh hiệu quả cao và bền vững hơn những cách thức truyền thống nhiều. Đôi khi họ tức giận vì sao chúng ta lại có thể làm được những điều đó mà họ thì không.
Tui: Em chẳng quan tâm thiên hạ nghĩ gì. Ai phản đối, ai tức giận, ai ghét không làm em bận tâm. Mình cứ làm những việc mà mình thấy đúng, tạo ra kết quả tốt cho các tổ chức mình giúp, thế là đủ. Nói chung DÁM BỊ GHÉT cũng là một loại năng lực cần phát triển để giải thoát bản thân khỏi ngục tù ý kiến của người khác.
– Đúng rồi, nếu bạn không chọc giận ai đó nghĩa là bạn đang chơi quá nhỏ.
—
Nhân chuyện này, chia sẻ với các mình một số tips tui đã làm được để rèn khả năng dám bị ghét:
– Biết chấp nhận: Hiểu rằng bất kể bạn làm gì, sẽ luôn có người không thích hoặc không tin vào điều đó, sẽ phản đối và chỉ trích.
– Cách tốt nhất để không quan tâm đến những gì mọi người nghĩ là hiểu và tuân theo các giá trị của chính bạn và củng cố chúng bằng bằng chứng khách quan.
– Ý kiến chỉ quan trọng nếu có sự dẫn chứng logic trong đó. Vấn đề với xã hội ngày nay là quá nhiều quan điểm được xây dựng dựa trên sự giả dối, sau đó được thổi phồng lên và những người không có tư duy phản biện cứ thế tin theo.
– Cuối cùng, điều quan trọng là tìm sự cân bằng giữa việc sống thật với chính mình và tiếp thu những phản hồi mang tính xây dựng, nhưng không quá phụ thuộc vào ý kiến của người khác để xác tín.
Ông kia ổng bảo: “Nếu mỗi lần bị chà xát mà chúng ta bực mình, thì gương của chúng ta làm sao có thể sạch được. “ Rứa nên đừng sống để thỏa mãn kỳ vọng của người khác.
Nếu bạn chưa dám bị ghét thì hãy đọc “Dám bị ghét” của Ichiro Kishimi và Fumitake Koga, để khởi đầu hành trình rèn luyện năng lực này.
Trích: Sống một đời linh hoạt
Ps. Rèn được xong các mình sẽ cảm thấy mình đang ở một level cao hơn hẳn bản thân trước đây. Không tin, bạn hãy thử xem
