Thể loại Sách hay dành cho các nhà quản lý linh hoạt

HIGH OUTPUT MANAGEMENT

Xin giới thiệu với mọi người cuốn sách hay về quản lý HIGH OUTPUT MANAGEMENT của Andrew S.Grove, nguyên Chủ tịch và CEO của Intel.

“Có câu nói rằng khi chúng ta thăng chức cho người bán hàng giỏi nhất và biến anh ta thành người quản lý, chúng ta sẽ hủy hoại một người bán hàng giỏi và có được một người quản lý tồi. Nhưng nếu chúng ta nghĩ về điều này, chúng ta thấy chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc cất nhắc người bán hàng giỏi.

Người bán hàng tệ nhất của chúng ta có nên được cất nhắc không? Khi chúng ta cất nhắc những người tốt nhất là chúng ta đang nói với cấp dưới của mình rằng hiệu suất là điều quan trọng.” – Andrew S.Grove, High output management.

Image may contain: plant, flower, nature and outdoor

Tư duy quản lý mới thách thức niềm tin của bạn như thế nào?

Khi viết cuốn sách: Nhà quản lý linh hoạt: Các phương thức làm việc và quản lý mới, chúng tôi muốn dành nó cho các nhà quản lý và những người quản lý họ, đào tạo họ hoặc tư vấn cho họ, tất cả các cấp bậc quản lý điều hành, quản lý cấp trung, quản lý tuyến. Các phương thức này có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực: Kinh doanh, chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận… trên toàn thế giới.

Trên thực tế, có nhiều ngựa hơn kỳ lân: các tổ chức được thành lập với cấu trúc quản lý truyền thống (ngựa) cần các cách làm việc và quản lý mới nhiều hơn những tổ chức unicorn kỳ diệu đã và đang đã hoạt động theo những cách mới như google, facebook, airb&b…

Như chúng tôi đã nói, thế giới đang thay đổi quá nhanh để tiếp tục sử dụng những cách làm việc và quản lý cũ. Những cuốn sách khác đề cập đến những cách làm việc mới, nhưng chúng tôi nghĩ rằng quản lý rất quan trọng. Chúng tôi tập trung vào điều này mọi lúc và chúng tôi muốn chia sẻ ý tưởng của chúng tôi với các bạn.

Những cách mới đầy thách thức: chúng đảo ngược các nguyên tắc mà chúng ta dựa vào để xây đựng lên sự nghiệp của mình. Cuốn sách này sẽ đối chất với bạn bằng những thách thức đó đồng thời giải thích chúng và chỉ cho bạn cách tiến tới những cách quản lý mới.

Nếu thoạt nhìn, những ý tưởng này có vẻ điên rồ, không thể làm được và hoàn toàn sai. SẼ RA SAO NẾU CHÚNG TÔI NÓI VỚI BẠN RẰNG:

– Người quản lý là người phục vụ cho nhân viên của họ.

– Bạn tìm thấy thành công qua rất nhiều thất bại. Thất bại là một phần bình thường của công việc. Chào mừng và thưởng cho sự thất bại.

– Người quản lý không biết nhiều hơn công nhân. Họ càng cao trong hệ thống phân cấp, họ càng ít biết về công việc.

– Công việc không chảy trong một luồng đơn giản, nó chảy theo mọi hướng.

– Quản lý thường là một chi phí, một gánh nặng cho công việc. Cần lật ngược thứ bậc để quản lý hỗ trợ công việc.

– Nếu nhân viên của bạn quá chậm, hãy làm cho họ làm ít hơn.

– Nếu bạn phải sa thải ai đó, hãy xem xét lại bản thân, có thể bạn đã thất bại.

– Đừng đổ lỗi cho cá nhân trước. Hãy nhìn vào hệ thống họ làm việc.

– Không vận hành bất cứ thứ gì hoặc bất cứ ai 100% công suất.

– Sẽ không ai tin tưởng bạn như một người quản lý trừ khi bạn tin tưởng họ.

– Bạn không biết điểm kết thúc khi bạn bắt đầu thay đổi. Bạn không biết nó sẽ như thế nào, khi nào sẽ sẵn sàng, chi phí ra sao hay khó khăn như thế nào.

Hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi nếu bạn nghĩ rằng it’s impossible.

Làm ơn trích dẫn nguồn nếu  bạn muốn chia sẻ. Thank you!
#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management #Teal_Unicorn

Image may contain: Rob England and Cherry Vu, people smiling, possible text that says 'PHAP QUA vi và n i và tac giới lir'

Lời mời lãnh đạo – Inviting leadership

Để bắt đầu một sự thay đổi, theo cách thông thường chúng ta đưa ra những quyết định ở cấp cao và áp xuống dưới buộc mọi người phải thực hiện. Làm theo cách này thường kém hiệu quả vì mọi người thờ ơ, không nhiệt tình do họ không hiểu, không muốn, hoặc không thấy có trách nhiệm…
Sử dụng lời mời lãnh đạo có nghĩa là bạn là người bắt đầu khởi xướng sự thay đổi nhưng bạn không làm việc này một mình. Bạn mời mọi người cùng tham gia “cuộc chơi”. Giống như một trò chơi bạn đưa ra các mục tiêu, luật lệ, cách theo dõi tiến trình và sự cam kết tham gia một cách rõ ràng.
Khi bạn gửi đi lời mời, những người quan tâm và hứng thú sẽ nhận lời mời và tham gia game của bạn. Một lời mời là:
  • Một đề nghị tham gia chơi một trò chơi
  • Một đề nghị đóng vai trong một câu chuyện
  •  Một đề nghị trở thành đồng tác giả của một câu chuyện
  • Một yêu cầu đi đâu đó, làm gì đó.
Tóm lại:
  • bất cứ ai nhận lời tham gia có nghĩa là đúng người.
  • bất kỳ khi nào bắt đầu là đúng lúc.
  • điều gì đã xảy ra là điều nên xảy ra
  •  điều gì đã qua, đã qua.
  •  chuẩn bị cho sự bất ngờ.
Làm ơn trích dẫn nguồn nếu bạn muốn chia sẻ.

TẤT CẢ NHỮNG GÌ TÔI THỰC SỰ CẦN BIẾT TÔI ĐÃ ĐƯỢC HỌC Ở MẪU GIÁO

Robert Fulghum, một tác giả người Mỹ đã viết cuốn này năm 1986. Ổng nói: Tất cả những gì tôi thực sự cần biết về cách sống như thế nào, phải làm gì và làm thế nào tôi đều đã được học ở mẫu giáo. Trí tuệ không nằm ở trên đỉnh núi của trường đại học, mà ở đó là đống cát ở trường học.
Đây là những điều tôi học được:
  • Chia sẻ mọi thứ.
  • Chơi sòng phẳng.
  • Đừng đánh người.
  • Hãy bỏ nó lại nơi bạn tìm thấy nó.
  • Dọn dẹp mớ hỗn độn của riêng bạn.
  • Đừng lấy những thứ không phải của bạn.
  • Nói rằng bạn xin lỗi khi bạn làm tổn thương ai đó.
  • Rửa tay trước khi ăn.
  • Xả nước (sau khi đi toilet)
  • Bánh quy ấm và sữa lạnh tốt cho bạn.
  • Sống một cuộc sống cân bằng – học một số và suy nghĩ một số, vẽ, hát, nhảy, chơi và làm một số việc mỗi ngày.
  • Hãy ngủ một giấc ngắn mỗi buổi chiều.
  • Khi bạn đi ra thế giới bên ngoài, coi chừng giao thông, hãy nắm tay và gắn bó với nhau.
  • Hãy nhận ra những điều kỳ diệu. Hãy nhớ hạt giống nhỏ trong cốc xốp: rễ đi xuống và cây mọc lên và không ai thực sự biết làm thế nào hoặc tại sao, nhưng tất cả chúng ta đều như vậy.
  • Cá vàng, chuột đồng, chuột bạch và thậm chí cả hạt giống nhỏ trong cốc xốp – tất cả đều chết. Chúng ta cũng thế.
  • Hãy nhớ những cuốn sách Dick-and-Jane, từ đầu tiên bạn học được – từ lớn nhất trong tất cả các từ – NHÌN XEM.
Tất cả mọi thứ bạn cần biết đã ở đâu đó. Nguyên tắc vàng và tình yêu và vệ sinh cơ bản. Sinh thái, chính trị, sự bình đẳng và sống lành mạnh…
Lấy bất kỳ một câu nào trong đó và ngoại suy nó thành những thuật ngữ tinh vi của thế giới người lớn, áp dụng nó vào cuộc sống gia đình hoặc công việc, chính phủ hoặc thế giới của bạn, bạn sẽ thấy nó đúng, rõ ràng và chắc chắn. Hãy nghĩ thế giới sẽ tốt hơn nếu tất cả chúng ta – cả thế giới – có bánh quy và sữa vào khoảng 3 giờ chiều và sau đó chợt mắt một chút. Hoặc nếu tất cả các chính phủ có chính sách cơ bản là luôn đặt mọi thứ trở lại nơi họ tìm thấy và dọn dẹp mớ hỗn độn của chính họ.
Nó vẫn đúng, cho dù bạn bao nhiêu tuổi, khi bạn đi ra ngoài thế giới, tốt nhất là nắm tay và gắn bó với nhau.
[Nguồn: All I Really Need to Know I Learned in Kindergarten-Robert Fulghum.
Làm ơn trích dẫn nếu bạn muốn chia sẻ. Xin cảm ơn!

 

Tái tạo tổ chức

Đây là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến tư duy và cách làm việc của chúng tôi, tên thương hiệu của chúng tôi Teal Unicorn được lấy cảm hứng từ đó. Có một niềm vui không hề nhẹ là cuốn sách này đã có mặt ở Việt Nam và chúng tôi được anh Nguyen Tuan Quynh, Saigon Books tặng một cuốn .

“Tổ chức tái tạo” không giống như hầu hết sách về các tổ chức được viết cho những người hy vọng tìm thấy chìa khóa bí mật để giành thị phần, đánh bại cạnh tranh và tăng lợi nhuận (những cuốn sách đưa ra lời khuyên về cách chơi tốt hơn trong trò chơi thành công trong mô hình quản lý hiện tại). “Tổ chức tái tạo” được viết cho những người (sáng lập các tổ chức, lãnh đạo, huấn luyện viên và cố vấn) cảm nhận được hình như có điều gì đó không ổn trong cách chúng ta điều hành các tổ chức, hình như có điều gì đó hoàn toàn khác với tên gọi của nó và tự hỏi đó là gì.

“Tái tạo Tổ chức” của Frederic Laloux là một góc nhìn tiến hóa và lịch sử sâu rộng. Nó giải thích mỗi khi loài người chuyển sang một giai đoạn ý thức mới ra sao, phát minh một mô hình tổ chức năng suất hơn như thế nào. Liệu hôm nay chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với một thời điểm tối quan trọng khác? Có phải chúng ta sắp thực hiện một bước nhảy vọt như vậy một lần nữa?

“Tái tạo Các tổ chức” mô tả những câu chuyện từ các doanh nghiệp, các NGO, trường học và bệnh viện… Laloux phân tích chi tiết cách thức mới, linh hồn để điều hành một tổ chức là gì. Các tổ chức này được cấu trúc như thế nào và hoạt động như thế nào mỗi ngày (hoàn toàn không phải cấu trúc hình kim tự tháp mà chúng ta biết: Không có những bản mô tả công việc, không có mục tiêu và hiếm khi có ngân sách. Những tổ chức này xuất hiện nhiều cách làm mới và có hồn, tạo nên các tổ chức có mục đích và năng suất cao đáng kinh ngạc.)

Laloux cũng phân tích các điều kiện giúp cho các tổ chức mới này phát triển mạnh. Điều gì là cần thiết để bắt đầu một tổ chức hoạt động theo mô hình mới này? Có thể chuyển đổi các tổ chức hiện có không? Cuối cùng thì kết quả nào bạn có thể mong đợi?

Đây là một cẩm nang thiết thực cho các nhà quản lý và lãnh đạo linh hoạt. Mong các bạn tìm đọc!


#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management, #Teal_Unicorn, #Two_Hills