Cần lưu ý với Mô hình thuần tuý tinh thần – Platonicity

Platonicity là một khái niệm của Taleb, chúng tôi tóm tắt ngắn gọn đó là nguy cơ gắn quá chặt với mô hình trong đầu chúng ta mà không kết nối nó với thực tế chúng đại diện cho điều gì.

Một lần nữa đây lại là vấn đề Huyền thoại về Hệ thống Đơn giản: niềm tin rằng chúng ta có thể thiết kế một mô hình và xây dựng nó rồi nó sẽ sử dụng được trong thực tế. Mỗi nhà thiết kế mạch điện hoặc lập trình viên hay kỹ sư các ngành khác nhau đều biết điều này: “Nó đã hoạt động trong đầu tôi mà”.

Sẽ vô cùng nguy hiểm khi bạn vẽ ra một mô hình phát triển doanh nghiệp, một lộ trình cho một cái mốc, cái đích mà ta muốn hướng đến và phổ biến nó khi ta chưa có những thử nghiệm. Nó sẽ mãi mãi là giả định cho đến khi bạn thử nghiệm, khám phá, lặp đi lặp lại, tăng dần và chứng minh bằng kết quả. Càng thử nghiệm nhiều, bạn càng học được nhiều và chỉ có trải nghiệm mới có thể kết luận được mô hình đó có hoạt động được hay không. Ngoài ra, trong quá trình áp dụng vào thực tế đó phải liên tục điều chỉnh, liên tục phát triển cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

Dưới đây tôi sẽ nói lý do vì sao chúng ta cần tránh sa vào mô hình thuần tuý tinh thần và huyền thoại hệ thống đơn giản.

Huyền thoại của một hệ thống đơn giản đã ngấm quá sâu vào tư duy của chúng ta. Chúng ta cần bỏ ý tưởng rằng có thể xác định những gì sẽ làm và tiến hành làm, và sau đó xem xét việc đã làm so với những gì đã nói trước đó.

Thế giới thực không giống như vậy bởi bất kỳ hệ thống nào chúng ta tạo ra đều:

● Có con người trong đó.
● Chúng ta không thể nhìn thấy tất cả các bộ phận chuyển động. Một số phần của hệ thống không rõ ràng, một số vượt ra ngoài ranh giới của những gì chúng ta có thể nhìn thấy/có thể kiểm soát, một số thông tin không cập nhật nhanh như chúng ta có thể nắm bắt.
● Có những thông tin mới nổi lên khi chúng ta hành động.
● Những gì chúng ta nghĩ là đúng có thể sai khi chúng ta thực hiện công việc.
● Chúng ta không thể nhìn thấy tất cả các lựa chọn mà chúng ta sẽ có ở mỗi bước.
● Chúng ta không thể dự đoán các điều kiện thay đổi.
● Một hệ thống có thể xuất hiện những hành vi mà không ai có thể đoán trước.
● Thế giới thay đổi, thêm nhiều thông tin đồng nghĩa với việc điểm đến mong muốn của chúng ta cũng có thể thay đổi.
● Do vậy, chúng ta không thể nhìn thấy điểm kết thúc khi chúng ta bắt đầu.

Những điều thực tế trên phá vỡ huyền thoại về hệ thống đơn giản. Nếu chúng ta hành động như chúng ta có thể lập kế hoạch và thiết kế tất cả mọi thứ trước khi bắt đầu sau đó làm như kế hoạch, có nghĩa là chúng ta đưa bản thân vào thế thất bại.

Đừng bao giờ cố “đẽo chân cho vừa giày” bằng việc đưa doanh nghiệp của mình vào một cái khung có sẵn và cố để phù hợp với nó.

Làm ơn trích dẫn nguồn nếu bạn muốn chia sẻ.

#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management, #Teal_Unicorn, #Two_Hills