Bốn cấp độ của năng lực

Huấn luyện viên quản lý Martin M. Broadwell đã mô tả mô hình này là “bốn cấp độ giảng dạy” 1969. Paul R. Curtiss và Phillip W. Warren đã đề cập đến mô hình này trong cuốn sách: The Dynamics of Life Skills Coaching (1973). Tại Gordon Training International nó được gọi là “bốn giai đoạn để học bất kỳ kỹ năng mới nào”. Sau đó, mô hình này thường được cho là của Abraham Maslow, mặc dù mô hình không xuất hiện trong các tác phẩm chính của ông. Trong bài này tôi gọi mô hình này là 4 cấp độ của năng lực:

Cấp độ 1: Không có năng lực vô thức (hay còn gọi vô minh): Không biết mình không biết những gì

Đây là giai đoạn mà bạn không thể biết những gì mình không biết. Có những kỹ năng mà bạn đang thiếu nhưng bạn thậm chí không biết biết nó là gì. Trong bối cảnh cuộc sống và công việc thì đây là giai đoạn dễ bị tổn thương và nguy hiểm nhất của mỗi chúng ta.

Có rất nhiều điều trên thế giới này chúng ta không biết và chúng ta ổn với điều đó. Vô minh sau tất cả là phúc lạc. Trong hoạt động quản lý, chúng ta có thể không muốn hoặc không cần biết chi tiết về mọi khía cạnh của doanh nghiệp nhưng khi nói đến công việc cụ thể và kỹ năng mềm sẽ rất tai hại khi không biết những gì mình đang thiếu.

Đây là điểm khởi đầu của tất cả việc học. Vì vậy, chúng ta phải thừa nhận rằng sẽ luôn có những điều về công việc và bản thân chúng ta mà chúng ta chưa biết cần phải cải thiện. Tuy nhiên vào một thời điểm hay hoàn cảnh phù hợp, chúng ta sẽ tự nhiên chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là biết mình không biết những gì.

Cấp độ 2. Không có năng lực có ý thức: Biết mình không biết những gì

Đây là giai đoạn chúng ta nhận ra chúng ta không biết những gì và xác định được kỹ năng cần phát triển. Chúng ta biết mình thiếu hiểu biết và không có khả năng trong một số lĩnh vực cụ thể. Chúng ta phải đưa ra quyết định bắt đầu hành trình học hay thừa nhận chúng ta không có khả năng và chung sống với điều đó. Chúng ta luôn có sự lựa chọn học hỏi và phát triển (cả bản thân và sự nghiệp) hoặc dừng lại ở đó.

Cấp độ 3. Có năng lực có ý thức: Biết mình biết những gì

Có năng lực có ý thức là giai đoạn chúng ta tích cực học và thực hành các kỹ năng nhưng chúng ta chưa thành thục. Chúng ta thử một số thứ, chúng ta thất bại, chúng ta học một số bài học và thử lại, cứ tiếp tục như vậy và dần dần tốt hơn. Năng lực không đến một cách tự nhiên, chỉ có được nhờ rèn luyện, nó phát triển chậm và chắc chắn. Chìa khóa ở đây là phải kiên trì, quyết tâm và không bỏ cuộc.

Cấp độ 4. Có năng lực một cách vô thức – Không biết mình biết những gì

Khi chúng ta đã thành thạo kỹ năng hoặc hành vi mới, chúng ta làm theo bản năng, làm mà không cần nghĩ (như người đi xe đạp giỏi sẽ không nghĩ đến cách đạp xe, người khiêu vũ giỏi sẽ không đếm nhịp và không nghĩ đến các động tác). Chúng ta không tập luyện nữa mặc dù vẫn tiếp tục học hỏi và phát triển, chúng ta đã thiết lập một nền tảng vững chắc và có thể tự tin về năng lực của mình trong lĩnh vực đó.

Khi tư vấn cho các tổ chức, đa số các lãnh đạo và nhiều nhà quản lý nói với chúng tôi họ “hiểu” những làm việc cách mới, và yêu cầu chúng tôi giúp “sửa” nhân viên của họ.

Thực ra họ không nhận ra sự cần thiết phải thay đổi trong cách quản lý của mình, họ “không có năng lực một cách vô thức”. Nhiều người không hiểu đúng, không nói những điều đúng, những người thực sự có thể làm đúng những điều đúng còn ít hơn.

Đôi khi, nỗ lực của chúng tôi khi làm việc với các tổ chức là giúp họ biết họ đang không biết những gì. Làm được điều đó đã là một thành công. Bạn chỉ có thể dắt con ngựa ra sông vào bảo đó là nước nhưng bạn không thể bắt nó uống nước hoặc bơi qua sông.

Tương tự như vậy, khi bạn đã biết những gì bạn không biết, việc học để làm chủ được kỹ năng, kiến thức đó hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, không ai có thể làm cho bạn điều đó.

Dù gì, đừng bao giờ để mình rơi vào cấp độ 1.

Photo: Internet

Làm ơn trích dẫn nguồn nếu bạn muốn chia sẻ.

#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management, #Teal_Unicorn, #Two_Hills