Chào mừng đến với “Suy nghĩ của kỳ lân”

Có một blog khác bằng tiếng Anh

Chúng tôi không biết kỳ lân nghĩ gì (có thể là cầu vồng, lấp lánh và Frozen) nhưng Kỳ lân Teal này dành nhiều thời gian để suy nghĩ về các Cách quản lý và làm việc tốt hơn, Khả năng thích ứng của hệ thống con người và trở thành Người quản lý nhanh nhẹn (“a” nhỏ ). Chúng tôi đã viết vài cuốn sách Đây là lần đầu tiên bằng tiếng Việt:

Chúng tôi sẽ viết blog ở đây để ghi lại những suy nghĩ của chúng tôi. Blog này hoạt động như một kho lưu trữ những thứ chúng tôi viết ở nơi khác: trên LinkedIn, Twitter, Facebook, và tài liệu cho khách hàng.

sắp xếp theo tiêu đề

những cái gần đây nhất đầu tiên

tóm tắt mỗi tháng bằng tiếng Anh

 

nguồn cấp dữ liệu RSS

Tham gia danh sách gửi thư của chúng tôi và chúng tôi sẽ gửi các bản cập nhật không thường xuyên


  • Cách phản hồi các bình luận của khách hàng: Tốt, Xấu và Khó ưa

    Bài này Cherry dịch từ customerthink.com/how-to-respond-to-customer-comme… Hy vọng bài viết hữu ích cho các bạn trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và cải thiện hình ảnh DN của bạn trong đánh giá của khách hàng trên Internet. Những nội dung được tạo bởi người tiêu dùng và các đánh giá kỹ thuật số đang ảnh ...
  • Cần lưu ý với Mô hình thuần tuý tinh thần – Platonicity

    Platonicity là một khái niệm của Taleb, chúng tôi tóm tắt ngắn gọn đó là nguy cơ gắn quá chặt với mô hình trong đầu chúng ta mà không kết nối nó với thực tế chúng đại diện cho điều gì. Một lần nữa đây lại là vấn đề Huyền thoại về Hệ thống Đơn giản: ...
  • Quản lý theo nguyên tắc của tình yêu

    Khi nói đến các nguyên tắc quản lý các nhà lãnh đạo và quản lý truyền thống thường nghĩ ngay đến các biện pháp kỷ luật, trừng phạt, các phương pháp đo lường… trong khi các nhà quản lý cấp tiến lại tập trung vào các vấn đề hoàn toàn khác. Bill O’Brien, cựu Giám đốc ...
  • Đừng bao giờ tái cấu trúc tổ chức

    Trong cuốn sách “Epic Failures in DevSecOps, Volume 2”, Rob và Cherry đã viết một chương có tên: Kill the restructure. Cherry xin giới thiệu một phần của chương này. Các bạn có thể tìm đọc để hiểu cách tiếp cận linh hoạt để cải tiến tổ chức của mình.
    Có những cách làm việc và quản lý mới giúp chúng ta làm việc tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, an toàn hơn và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, thế giới đã tiếp cận với điều này chưa đủ nhanh. Có nhiều sai lầm kinh điển lặp đi lặp lại khi các tổ chức lớn cố gắng “thực hiện Agile / Dev Ops / phương pháp mới thần kỳ”, hoặc – * rùng mình * – “chuyển đổi/transform”.
    Hãy nói về “Tiến bộ” chứ không phải “Chuyển đổi”
    Chúng ta nên tránh từ “chuyển đổi”, mặc dù những thói quen cũ rất khó bỏ và bản thân chúng tôi vẫn đôi khi bắt gặp mình sử dụng nó. Sự chuyển đổi được thực hiện bởi các “bà tiên” hoặc loài sâu bướm. Các thực thể lớn không biến đổi như vậy, càng không thay đổi nhanh như thế và đó cũng không phải một bước hữu hạn. Chúng tôi dùng cụm từ “tiến bộ”.
    Dưới đây là một số cách tiếp cận sai lầm khi thúc đẩy văn hóa Linh hoạt:
    • Thay đổi lớn một lần (big bang).
    • Thay đổi được thực hiện cho mọi người thay vì cải tiến được thực hiện bởi mọi người.
    • “Chuyển đổi” như một dự án hữu hạn.
    • Kỳ vọng rằng văn hóa có thể thay đổi nhanh chóng.
    • Đối xử với văn hóa như một hệ thống đơn giản không phải là một hệ thống phức tạp.
    • Niềm tin rằng quản lý biết câu trả lời.
    • Bắt đầu với việc tái cấu trúc.
    Chỉ thực hiện tái cấu trúc.
    Sự thất bại của hầu hết mọi trường hợp do 2 vấn đề chính: thất bại trong việc thay đổi quản lý và quản trị. Đây có lẽ là vấn đề lớn nhất. Quản lý là chiếc khóa khoá sự tiến bộ. Chức năng chính của nhiều nhà quản lý cấp trung là kiểm soát rủi ro. Họ kháng tự sự thay đổi một cách tự nhiên. Thêm vào đó là quản lý cấp cao, những người, một cách vô tư lự, không biết về nhu cầu thay đổi của chính họ và sự tiến bộ cũng sẽ không đi đến đâu.
    Tái cấu trúc
    Điều tệ hại là mục tiêu tái cấu trúc đặt ra rõ ràng để “trở nên linh hoạt hơn” nhưng lại được thực hiện như một vụ nổ lớn. Thật trớ trêu. Các bước chuyển đổi lớn, hữu hạn là một sự đánh cược lớn. Linh hoạt là về đặt cược nhỏ với bán kính nổ tối thiểu trong khi tái cấu trúc tổ chức không bao giờ làm như vậy. Nếu bạn thực sự linh hoạt, bạn sẽ không bao giờ (hoặc hiếm khi) phải thực hiện tái cấu trúc một lần nữa.
    Trong tất cả sự rối loạn của việc chuyển đổi, tái cấu trúc là một trong những việc gây tác hại nhất. Chúng ta cần suy nghĩ lại về việc sử dụng cách tái cấu trúc tổ chức để theo đuổi sự chuyển đổi. Đừng làm điều đó. Bởi:
    • Nó không có tác dụng
    • Nó phá vỡ các đội hiện có.
    • Nó làm hỏng tinh thần.
    • Tái cấu trúc chỉ có tác dụng khuấy động. Nó phá hủy sự kết nối của mọi người và phá vỡ các quy trình.
    • Nó gieo rắc sự nhầm lẫn.
    • và nó biến một hệ thống của những bộ phận cục bộ này thành một hệ thống của những bộ phận cục bộ khác.
    Chắc chắn, đôi khi việc tái cấu trúc cũng có hiệu quả. Nếu tái cấu trúc thành công, đó là sự may mắn và cực kỳ khọc nhằn. Các công ty tư vấn sẽ chỉ cho bạn biết về những thành công của họ (nhưng thực tế thì ngay cả một con sóc mù cũng có thể tìm thấy một vài hạt). Bạn có thể nhìn thấy một số tổ chức đã thực hiện khá thành công theo cách truyền thống nhưng cần nhiều người giỏi ở nhiều cấp độ để làm được điều này.
    Trong thực tế, chúng tôi nghi ngờ về việc có những ngoại lệ thực sự “thành công”. Nếu có, chắc chắn đó là thành công theo một nghĩa rất hẹp. Tái cấu trúc là bạo lực: dùng vũ lực để buộc mọi người làm theo và hậu quả để lại là văn hóa độc hại. Đây là điều chúng tôi phản đối mạnh mẽ nhất đối với việc tái cấu trúc. Ngoài ra, tái cấu trúc quy trình và tổ chức được thiết kế sau cánh cửa đóng kín, sau đó được áp đặt bởi sắc lệnh thì những hậu quả lâu dài đối với vấn đề an toàn tâm lý, với niềm tin vào quản lý và với sự thay đổi bền vững thực sự sẽ là gì?
  • Một ngày học về phương pháp Hiển thị hoá công việc và quản lý thời gian hiệu quả với Dr. Cherry Vũ và Mr. Rob England.

    Đã từng nghe loáng thoáng đâu đó nhưng mình chưa từng để tâm tìm hiểu về Kanban. Với phương pháp giảng dạy dễ hiểu cộng với các bài tập thực hành ngay tại lớp của Cherry và Rob, chia sẻ của bạn học về thực tế khó khăn trong công việc mà họ đang gặp ...
  • Kanban: Biết, thích, áp dụng, nhưng vẫn không như ý-> có gì đó sai sai, hôm nay mới rõ.

    Biết, thích, áp dụng, nhưng vẫn không như ý-> có gì đó sai sai, hôm nay mới rõ. Qua buổi học, mỗi đội là mỗi cách phân chia đầu việc, trình bày, sắp xếp theo bảng màu, ký hiệu, ăn mừng khích lệ khi làm xong, bảng kanban cá nhân và gia đình được nhiều thành ...
  • Workshop The Message (Thông điệp) dạy chúng ta điều gì?

    The Message của chị Cherry Vu và anh Rob England là workshop mô phỏng cách thức vận hành của tổ chức tự quản mà mình tâm đắc nhất. Bao nhiêu tháng ngày cả team mày mò Scrum, ấy vậy mà trong 1/2 buổi sáng, mọi nguyên lý đều được phơi bày rất rõ ràng và ...