Chào mừng đến với “Suy nghĩ của kỳ lân”

Có một blog khác bằng tiếng Anh
Chúng tôi không biết kỳ lân nghĩ gì (có thể là cầu vồng, lấp lánh và Frozen) nhưng Kỳ lân Teal này dành nhiều thời gian để suy nghĩ về các Cách quản lý và làm việc tốt hơn, Khả năng thích ứng của hệ thống con người và trở thành Người quản lý nhanh nhẹn (“a” nhỏ ). Chúng tôi đã viết vài cuốn sách Đây là lần đầu tiên bằng tiếng Việt:
Chúng tôi sẽ viết blog ở đây để ghi lại những suy nghĩ của chúng tôi. Blog này hoạt động như một kho lưu trữ những thứ chúng tôi viết ở nơi khác: trên LinkedIn, Twitter, Facebook, và tài liệu cho khách hàng.
sắp xếp theo tiêu đề
những cái gần đây nhất đầu tiên
tóm tắt mỗi tháng bằng tiếng Anh
Có nguồn cấp dữ liệu RSS
Tham gia danh sách gửi thư của chúng tôi và chúng tôi sẽ gửi các bản cập nhật không thường xuyên
Chắc hẳn bạn đã từng gặp, từng có nhân viên, đồng nghiệp, hoặc sếp luôn cho mình là đúng, hay còn gọi là Mr/Ms Right. Nếu bạn gặp sếp, đồng nghiệp hoặc nhân viên Mr/Ms Right bạn sẽ sớm nhận ra rằng ứng xử với họ thực sự không dễ dàng vì họ không cởi mở và lắng nghe những người khác.
Để có thể cộng tác được với họ trước hết bạn cần hiểu lý do khiến họ có thái độ và hành vi TA ĐÂY ĐÚNG. Đây là một số điều bạn nên tìm hiểu, có thể họ:
Những kết quả tuyệt vời trong việc ứng dụng tư duy và các phương pháp quản lý Mở của Teal Unicorn trong các doanh nghiệp và tổ chức, Rob và Cherry đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng chuyên gia và lãnh đạo của các tổ chức đang đi tiên phong trong việc ứng dụng những tư duy quản lý mới trên thế giới.
Để những tư duy và phương pháp quản lý cấp tiến này lan toả rộng hơn, chúng tôi đã nhận lời mời tham gia thuyết trình và đào tạo tại Pink24. Đây là một Hội nghị thường niên về Quản lý dịch vụ Công nghệ thông tin lớn nhất thế giới đã diễn ra trong suốt 27 năm qua (lớn đến mức phải chọn Bellagio Las Vegas mới có đủ chỗ chứa cho mấy ngàn người).
Hôm qua ảnh và tui vừa đi dạo vừa thảo luận về những tư duy quản lý và làm việc Mở mà chúng tôi đang phát triển. Ảnh bảo: Có nhiều người cảm thấy tức giận với những cách làm mới mặc dù những tổ chức áp dụng chúng đều chứng minh hiệu quả cao và bền vững hơn những cách thức truyền thống nhiều. Đôi khi họ tức giận vì sao chúng ta lại có thể làm được những điều đó mà họ thì không.
Tui: Em chẳng quan tâm thiên hạ nghĩ gì. Ai phản đối, ai tức giận, ai ghét không làm em bận tâm. Mình cứ làm những việc mà mình thấy đúng, tạo ra kết quả tốt cho các tổ chức mình giúp, thế là đủ. Nói chung DÁM BỊ GHÉT cũng là một loại năng lực cần phát triển để giải thoát bản thân khỏi ngục tù ý kiến của người khác.
Hôm qua tôi trò chuyện với một bạn trẻ sau khi bạn ý vừa hoàn thành cuộc phỏng vấn việc làm ở một ngân hàng quốc tế. Tôi hỏi bạn:
– Họ có hỏi vì sao con muốn tìm việc mới không?
Nếu bạn, @everyone với tư cách là lãnh đạo/ nhà quản lý, muốn phát triển tổ chức mình, cần ghi nhớ những điều này:
Khi một nhà quản lý/lãnh đạo tạo ra một môi trường làm việc nơi mọi người có thể nói một cách cởi mở, “Tôi không biết”, “Tôi đã phạm sai lầm” hoặc “Tôi cần trợ giúp”, nghĩa là môi trường đó là nơi mọi người cảm thấy an toàn khi làm việc và là chính mình.
Nhiều nhà quản lý nói với tôi: Ngày nào cũng như ngày nào, tôi bận từ sáng tới tối, cứ tới cơ quan là không lúc nào hết việc. Mà lạ, cả công ty điều bận rộn nhưng lúc nào cũng có việc gấp cần xử lý. Lúc nào cũng vội vã với những công việc ngoài kế hoạch.
Tôi thường hỏi họ: Theo bạn thì làm thế nào để thoát ra khỏi sự bận rộn này?
Tui từng nói còn nếu có điều gì đáng để tôi tự hào trên đời này thì đó chính là việc làm mẹ của đám con dại. Tuy nhiên phải nói như thế này mới chính xác ạ: Trên đời này nếu có điều gì đó đáng tự hào thì đó là khả năng ủn đít đám con dại của tui.

Hôm trước con dại vừa nói với tôi: Còn muốn mở một business mới nhưng con cần dành thời gian để nghiên cứu thị trường đã.
(business gì tui chưa tiện tiết lộ, phải chờ ảnh bắt đầu đã)
Khi thảo luận với các nhà tư vấn hay các chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó tôi thường tránh sa đà vào những cuộc tranh luận vô bổ, tỷ như mô hình nào hoàn hảo, lý thuyết nào tốt hơn… Sợ nhất là tranh luận với những người chuyên sâu trong một công cụ, một phương pháp nào đó: KPIs, BSCs, Kanban, Lean, Agile, TOC… Những người có xu hướng cho rằng miễn là bạn dùng đúng công cụ đó, bạn sẽ giải quyết được mọi vấn đề của các tổ chức. Really?
Không phải vì tôi không biết đến hay không coi trọng chúng, mà chỉ đơn giản là không có mô hình hay lý thuyết nào hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh cả. Ở Teal Unicorn, nguyên tắc của chúng tôi là không mang bất kỳ một mô hình hay lý thuyết nào lên ban thờ. Chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp và chỉ công cụ trong ngữ cảnh phù hợp.
Đây là những gì chúng tôi đã viết trong cuốn Quản lý Mở: Làm việc tốt hơn vì thế giới tốt hơn.
Có nhiều người tìm đến với tôi, họ không ngớt phàn nàn về nhân viên tệ hại như thế nào và đề nghị tôi tư vấn giúp họ nên làm gì để nhân viên của họ tốt hơn.
Tôi thường hỏi họ: Bạn đã làm gì với nhân viên để ra kết quả đó?