Sự cho phép

Có một điều tôi học được từ các mối quan hệ cá nhân là chúng ta cho phép nhau thực hiện những hành vi nhất định. Khi một người làm gì đó mà không bị người kia phản đối, một trong hai bên sẽ được phép thực hiện lại hành vi này. Và khi đã có sự cho phép sẽ rất khó rút lại. Sau khi đã được làm một lần, rất khó để ngăn nó lặp lại thêm lần nữa.
Trong công việc cũng vậy: Khi một người bắt nạt hoặc quát tháo, lừa phỉnh, quấy rối… hành vi ấy được phép lặp lại trừ phi nó bị chỉ ra và ngăn chặn ngay từ lần đầu.

Người ta sẽ biện minh cho hoàn cảnh khi hành vi lặp lại – rằng có việc rất cấp bách – nhưng nó sẽ lặp lại. Đừng cho phép những hành vi không thể chấp nhận bằng cách dung túng hoặc phớt lờ dù chỉ một lần. Phải xác định rõ và bám sát giới hạn.
Nếu một hành vi đã được cho phép, chúng ta cần gửi đi thông điệp rõ ràng rằng nó không ổn và không bao giờ ổn. New Zealand đang làm rất tốt với vấn đề bạo lực gia đình và trước đây là việc đánh trẻ em. Tại nơi làm việc, hầu hết các xã hội đã làm điều này với hành vi quấy rối tình dục và kỳ thị nữ giới. Thật không may, những hành vi này lại được cho phép trong một số tổ chức. Chúng cần phải bị cấm tuyệt đối.
Bạo lực cảm xúc còn xảy ra phổ biến hơn nhiều: quát mắng, bắt nạt và tức giận. Đây không phải là những hành vi bình thường có thể chấp nhận trong bất kỳ bối cảnh xã hội văn minh nào. Đừng sử dụng quyền lực để ép buộc người khác làm điều mà họ không muốn và trái với nguyên tắc của họ.
Hãy nhớ: “Văn hóa tổ chức được hình thành từ hành vi tồi tệ nhất mà người lãnh đạo sẵn sàng dung thứ.”
– Steve Gruenert & Todd Whitaker
Quản lý Mở (Open Management) Rob England & Dr Cherry Vũ.
Ps. Ở trong gia đình cũng như tại nơi làm việc, chúng tôi luôn giữ nguyên tắc này. Chúng tôi nói KHÔNG với những điều không nên làm với người khác và cũng KHÔNG CHO PHÉP người khác làm những điều không đúng đắn với mình.
Hãy cố gắng áp dụng điều này nếu bạn muốn có một nền văn hoá tốt, trong nhà cũng như nơi công sở.