Sau khi áp dụng tư duy và các phương pháp quản lý mới, một số khách hàng chúng tôi cố vấn gặp phải vấn đề khác là khi hệ thống được cải thiện dẫn tới năng suất tăng vượt trội (vài trăm 100%) dẫn tới các kênh phân phối sẵn có không còn đủ tốt để đáp ứng việc tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến hàng tồn quá nhiều.
Câu hỏi họ đặt ra cho chúng tôi: Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Chúng tôi thường đặt ra những câu hỏi ngược lại cho họ:
Liệu bạn có đảm bảo rằng bạn đang sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ? (Không phải sản xuất sẵn để bán theo mùa).
Liệu bạn có thể bằng mọi giá đẩy mạnh việc bán hàng không? ( Các chương trình giảm giá, quà tặng, câu lạc bộ khách hàng thân thiết…)?
Nếu bạn chắc chắn rằng bạn đang sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ, chúng tôi gợi ý một số điều bạn có thể làm sau đây:
- Đây là một vấn đề tốt (a nice problem to have). Tuy nhiên, khi sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ là lúc bạn phải nghĩ đến việc tập trung mở rộng các kênh phân phối khác: Đại lý, nhượng quyền, hợp tác với cách nhà phân phối, các trung tâm tâm thương mại…
- Trong khi chưa mở rộng được thị trường và các kênh phân phối, bạn cần tạm thời giảm sản lượng hàng sản xuất để tránh hàng tồn đọng. Hàng tồn là nợ, không phải là tài sản, do đó càng nhiều hàng tồn khoản nợ càng lớn. Áp dụng Just In Time trong dây chuyền sản xuất (sản xuất vừa đủ vào thời điểm bạn có thể tiêu thụ). khi Cherry làm giá đỗ, nếu làm 4 khay cùng lúc sẽ dẫn đến giá đỗ nhiều không ăn hết, phải đổ bỏ đi. Cherry đã áp dụng Just In Time và thay đổi cách làm: bỏ đỗ vào mỗi khay sau 1 ngày chứ không bỏ đồng thời. Như vậy đảm bảo ngày nào cũng có giá tươi ăn mà không bị thừa, hỏng, lãng phí.
- Khi hạn chế sản xuất đồng nghĩa với việc nhân lực dôi dư, hãy tận dụng cơ hội này để động não, tư duy về những mặt hàng mới, thiết kế, sản xuất, đưa vào thử nghiệm. Áp dụng test A-B-C để làm việc này – mỗi một mặt hàng thử sản xuất một vài mẫu khác nhau cho người dùng thử để họ đánh giá, chọn mẫu được đánh giá cao để sản xuất quy mô lớn (nhưng không quá lớn khi mới bắt đầu đưa ra thị trường).
- Dành thời gian cho việc phát triển đội ngũ (team building) và tạo ra những khoảng thời gian vui vẻ. Tổ chức các sự kiện: Open Space, Kaizen event, World cafe, Lean Coffee, Value Stream Mapping… để giải những bài toán lớn bạn muốn giải.
Đào tạo chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ. Cách để tiết kiệm được chi phí đào tạo là các chuyên gia nội bộ đào tạo tại chỗ, những người có kỹ năng chéo đào tạo cho nhau…
Làm ơn trích dẫn nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Thank you!
#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management, #Teal_Unicorn, #Two_Hills