Lưu trữ February 2020

Triết lý linh hoạt

Tôi làm quản lý nhân sự tại công ty sản xuất tính đến nay là năm thứ 12. Ngoại trừ một công ty lắp ráp về ô tô, các công ty còn lại tôi làm đều sản xuất trong lĩnh vực gia công điện tử.

Đặc điểm chính là những doanh nghiệp này là sử dụng rất nhiều lao động. Tính ổn định của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử thường không tốt, đơn hàng gấp liên tục xảy ra. Ngoài ra, mùa vụ ra mắt sản phẩm mới thường vào thời điểm cuối năm nên thường gặp nhiều khó khăn.

Đọc thêm

Tại sao cần cách làm việc và quản lý mới?

Bạn Phi Nguyễn Anh có thắc mắc: Một bộ máy sẽ chạy thanh thoát hơn, trơn tru hơn với hệ thống mềm dẻo và linh hoạt khoa học. Lập kế hoạch là giả tạo có thể đúng phần đa đối vợi các d.nghiệp VN hiện tại, nhưng các tập đoàn đa quốc gia cũng rất coi trọng chiến lược và kế hoạch, vậy phải chăng các tập đoàn đa quốc gia đang tụt hậu về khoa học quản lý? Hơn nữa, nếu ko kế hoạch có đồng nghĩa với thực trạng vừa đi vừa dò đường, cũng như ko rõ đích đến và đường đi đến đích? Qua bài viết ngắn của Cherry Vu, với 1 người cấp bậc thấp đang theo học hỏi kinh nghiệm như tôi thật khó tỏ tường một cách tổng thể của bức tranh, mong được chia sẻ thêm.

Tôi sẽ chia sẻ dần dần những bài viết, hy vọng các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về phương pháp quản lý mới này.

Đọc thêm

Quản lý linh hoạt: Bắt đầu từ đâu?

Những người theo tư duy quản lý truyền thống thường trói mình trong lối làm việc và suy nghĩ cũ. Mọi thứ phải được lập kế hoạch rõ ràng ngay từ ban đầu, phải biết trước khi nào xong, kết quả là gì. Thực hiện phải hoàn hảo, thất bại là không thể chấp nhận được.

Trong quản lý linh hoạt, cách lập kế hoạch và báo cáo hoàn toàn khác với những cách cổ điển mà các bạn từng biết.

Đọc thêm

Làm thế nào để nhân viên có khả năng và mong muốn làm việc?

Một vài chỉ số đơn giản mà chúng tôi dùng để đánh giá độ linh hoạt của một người quản lý là: lịch làm việc của họ có bận không, hẹn gặp họ có khó không. Khi chúng tôi nói “những nhà quản lý tốt đi chơi golf hoặc bất kể hình thức thư giãn nào họ thích chứ không vùi mình trong công việc” là có một nửa đùa, nửa sự thật trong đó.

Đọc thêm

Những ảo ảnh của sự kiểm soát

Chúng tôi rất tâm đắc với cách Russel L. Ackoff nhìn nhận về việc lập kế hoạch: “Hầu hết các doanh nghiệp lập kế hoạch cũng giống như một vũ điệu cầu mưa. Nó không có tác động gì vào thời tiết, nhưng những người tham gia vào nghi lễ này nghĩ là có. Phần lớn những chỉ bảo và hướng dẫn được đạo diễn là vào việc cải tiến cách nhảy múa, không phải vào thời tiết.”

Quả đúng như vậy, việc lập kế hoạch chi tiết và dài hạn chỉ có tác dụng mang lại cảm giác YÊN TÂM giả tạo cho hầu hết các doanh nghiệp. Cherry vừa đọc được bài viết có cùng quan điểm này, xin chia sẻ với mọi người.

Đọc thêm

Tầm nhìn và mục đích

Mục đích của bất kỳ một hệ thống quản lý hay một tổ chức nào đều nhằm kéo mọi người đi theo một hướng. Nếu các thành viên trong một tổ chức đi theo các hướng khác nhau – thực tế điều này xảy ra ở nhiều tổ chức – sẽ dẫn tới việc lãng phí nguồn lực và khó phát triển.

Chúng tôi đã chứng kiến ở nhiều nơi mọi người làm việc theo cách chống lại và kìm hãm nhau. Với cách làm việc và quản lý mới, chúng ta làm việc để tạo ra các hệ thống cho phép mọi người được là chính họ để cộng tác và chia sẻ một tầm nhìn chung. Tầm nhìn chung này cần được tập trung vào khách hàng. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ với các bạn một số điều về tầm nhìn và mục đích của Các Phương thức Làm việc và Quản lý mới.

Đọc thêm

Văn hóa, nợ văn hóa và nợ hệ thống

Trong bài QUẢN LÝ LINH HOẠT trước tôi có nói một ý về nợ văn hoá. Bạn Hoa Dao và Sing Suri muốn biết rõ hơn thế nào là “nợ văn hoá”. Hy vọng bài viết dưới đây làm sáng tỏ hơn điều các bạn quan tâm.

Những doanh nghiệp thất bại, suy thoái hoặc không thể phát triển thường do những món nợ, không phải nợ tài chính như nhiều người thường nghĩ mà là NỢ VĂN HÓA và NỢ HỆ THỐNG. Vậy nợ văn hoá, nợ hệ thống là gì?

Đọc thêm

Những nhận thức sâu sắc của Teal Unicorn

Tôi nhận được khá nhiều phản hồi về nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình chia sẻ tư duy quản lý mới,  đặc biệt là những người có chuyên môn sâu về một lĩnh vực nào đó thường cho rằng lĩnh vực đó là vấn đề quan trọng nhất, các doanh nghiệp đang thiếu, đang cần. Để mọi người không tranh luận lạc đề, tôi có 2 điều cần nói:

Đọc thêm

HIGH OUTPUT MANAGEMENT

Xin giới thiệu với mọi người cuốn sách hay về quản lý HIGH OUTPUT MANAGEMENT của Andrew S.Grove, nguyên Chủ tịch và CEO của Intel.

“Có câu nói rằng khi chúng ta thăng chức cho người bán hàng giỏi nhất và biến anh ta thành người quản lý, chúng ta sẽ hủy hoại một người bán hàng giỏi và có được một người quản lý tồi. Nhưng nếu chúng ta nghĩ về điều này, chúng ta thấy chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc cất nhắc người bán hàng giỏi.

Người bán hàng tệ nhất của chúng ta có nên được cất nhắc không? Khi chúng ta cất nhắc những người tốt nhất là chúng ta đang nói với cấp dưới của mình rằng hiệu suất là điều quan trọng.” – Andrew S.Grove, High output management.

Image may contain: plant, flower, nature and outdoor

Lãnh đạo theo tình huống (Situational Leadership)®

Có một câu hỏi như sau: “Khi có quá nhiều việc thì cũng khó để thường xuyên hỏi thông tin của mọi người đang làm được nên cần có công cụ hoặc phương pháp quan sát sao cho hiệu quả không tốn nguồn lực mà vẫn đạt được mục tiêu người thực hiện làm đúng yêu cầu.”

Bởi các đội Linh hoạt là các đội tự tổ chức, cách duy nhất quản lý hiệu quả mà không tốn nguồn lực, cũng để tránh hỗn loạn là xây dựng một nền văn hóa hợp tác, kỷ luật, an toàn và tôn trọng. Đó là công việc chính của những người lãnh đạo và quản lý để biến điều đó thành hiện thực.

Đọc thêm